Tìm hiểu viêm vùng chậu mãn tính: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm vùng chậu mãn tính có thể xảy đến với chị em phụ nữ nếu không chăm sóc sức khỏe vùng kín cẩn thận. Mặc dù tỷ lệ nữ giới bị viêm vùng chậu càng ngày càng tăng nhưng không phải ai cũng biết cách phát hiện và xử lý khi mắc bệnh. Vấn đề đó sẽ được các chuyên gia phụ khoa từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ trong bài viết sau, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Viêm vùng chậu mãn tính có biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Viêm vùng chậu mãn tính là một căn bệnh nhiễm trùng tại cơ quan sinh sản nữ, xảy ra khi vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ âm đạo lên tới tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
Viêm vùng chậu triệu chứng thế nào, người bệnh có những biểu hiện không giống nhau, nhưng nhìn chung có thể tổng hợp lại như sau:
- Vùng xương chậu đau khi đi tiểu, khi quan hệ tình dục, trong kỳ rụng trứng. Cơn đau có thể dai dẳng, âm ỉ hoặc ngắt quãng, đôi khi cảm thấy căng tức ở vùng tiểu khu.
- Người bệnh có thể thấy đau nhói kèm ngứa ran, cơn đau thường trầm trọng hơn khi đi bộ, chạy hoặc hoạt động mạnh, đôi khi chỉ thấy đau khi đứng hoặc ngồi. Tuy nhiên, cảm giác đau thường sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều với màu sắc, kết cấu bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, người bệnh bị chuột rút trầm trọng hơn.
- Đau vùng chậu khiến chị em khó chịu, sốt cao, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, khó tập trung làm việc, từ đó có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể hoặc trầm cảm.
Đâu là nguyên nhân bệnh viêm vùng chậu chuyển mãn tính?
Hiện nay, viêm vùng chậu mãn tính vẫn được coi là một bệnh lý phức tạp do xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Viêm vùng chậu đôi khi hình thành từ các yếu tố sinh lý, nhưng cũng có thể do một số căn bệnh gây ra. Cụ thể, những nguyên nhân gây ra viêm nhiễm vùng chậu thường gặp có thể kể đến như sau:
- Tiến triển từ viêm vùng chậu cấp tính
Viêm nhiễm vùng chậu giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ tiến triển thành mãn tính. Mầm bệnh có thể lây lan rộng do các bộ phận lân cận bị viêm nhiễm như ruột thừa, phúc mạc,…
- Viêm nhiễm phụ khoa
Nếu các chị em bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục như âm đạo, cổ tử cung thì khả năng cao vi khuẩn, nấm có thể lây lan ngược dòng lên các cơ quan sinh sản vùng chậu. Nếu không tiến hành can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu mãn tính.
- Suy giảm miễn dịch
Khi phòng tuyến bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị tấn công, đó là khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, khiến nội tiết tố thay đổi. Lúc đó, các mầm bệnh gây hại xâm nhập sẽ là điều kiện thuận lợi để dẫn đến tình trạng viêm vùng chậu mãn tính.
- Biến chứng hậu sản và can thiệp ngoại khoa
Các thủ thuật can thiệp vào cơ quan sinh dục như nạo hút thai, cắt tử cung, nội soi tử cung và các phẫu thuật xâm lấn khác dễ gây tổn thương khoang chậu. Vì vậy, nếu không đảm bảo tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện có thể khiến niêm mạc sinh dục bị ảnh hưởng, gây chảy máu, lở loét, bội nhiễm tại các cơ quan đường sinh dục – sinh sản, dẫn đến hình thành viêm vùng chậu.
- Nhiễm khuẩn Chlamydia
Hầu hết các trường hợp người bệnh bị viêm vùng chậu giai đoạn mãn tính nhưng không có tiền sử viêm vùng chậu cấp tính thì nguyên nhân có thể là bị lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis do phát sinh hoạt động quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn.
- Do vệ sinh kém
Nếu cơ quan sinh dục không được đảm bảo vệ sinh đúng cách, đặc biệt nếu vùng kín không được làm sạch sau khi quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là bệnh viêm vùng chậu.
Ngoài ra, thói quen thụt rửa âm đạo cũng là một yếu tố dẫn đến viêm vùng chậu, tuy nhiên nhiều chị em vẫn lầm tưởng làm vậy sẽ giúp làm sạch sâu hơn. Thực tế, việc này có thể gây mất cân bằng nồng độ pH của âm đạo, tạo cơ hội để vi khuẩn có hại phát triển và gây nhiễm trùng.
- Do tuổi tác hoặc thói quen tình dục
Viêm vùng chậu nữ mãn tính hầu hết xảy ra đối với những người trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là nữ giới trẻ tuổi, có tần suất quan hệ tình dục quá thường xuyên, có nhiều bạn tình hoặc mắc phải các bệnh xã hội lây qua đường tình dục.
Điều trị tích cực viêm nhiễm vùng chậu mãn tính bằng phương pháp nào?
Các triệu chứng viêm vùng chậu mãn tính tuy không biểu hiện dữ dội như ở giai đoạn cấp tính nhưng việc điều trị lại phức tạp hơn, nếu không chữa khỏi hoàn toàn thì viêm vùng chậu dễ tái phát nhiều lần.
Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm vùng chậu, chị em nên tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), một trong các cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy hàng đầu, để được thăm khám kỹ càng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, cụ thể:
1. Điều trị kháng sinh
Viêm vùng chậu mãn tính phần lớn bắt nguồn từ nhiễm trùng, nên người bệnh có thể được chỉ định tiêm hoặc uống một số loại thuốc kháng sinh đặc trị. Trong khi uống thuốc kháng sinh tại nhân, bệnh nhân có thể được tiêm bắp bằng hyaluronidase hoặc chymotrypsin cách ngày một lần, một đợt điều trị cần 7-10 lần để làm tan chất kết dính và tiêu viêm.
Đối với trường hợp bị dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân thì tốt nhất nên ngưng dùng thuốc. Những người sử dụng cùng lúc kháng sinh và dexamethasone dạng uống với liều lượng 3 lần/ ngày nên giảm dần dexamethasone trước khi ngừng thuốc.
Liệu pháp dùng kháng sinh chữa viêm vùng chậu có thể mang lại hiệu quả đối với người bệnh ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, cách này gần như không còn tác dụng với viêm nhiễm vùng chậu mãn tính.
Hơn nữa, các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe của nữ giới bao gồm dị ứng da, rối loạn tiêu hóa, hại gan và tạo ra các loại vi khuẩn kháng thuốc.
2. Vật lý trị liệu
Nhiệt lượng có tác dụng đẩy mạnh tuần hoàn máu cục bộ tại vùng chậu, hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho mô, tăng cường sự trao đổi chất, thúc đẩy chức năng hấp thụ và loại trừ viêm nhiễm. Đồng thời, phương pháp chữa bệnh này có thể kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc liên quan nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Các hình thức vật lý trị liệu thường được chỉ định cho điều trị viêm vùng chậu bao gồm sóng ngắn, vi sóng, laser… và có thể phối hợp với các loại thuốc kháng sinh khác nhau như streptomycin, penicillin…
3. Điều trị ngoại khoa
Người bệnh bị viêm vùng chậu cấp mãn tính có thể chữa trị bệnh bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa phẫu thuật nếu các cách nêu trên không mang lại hiệu quả hoặc xuất hiện tình trạng dính kết các cơ quan thuộc vùng chậu, có các ổ áp xe chứa mủ. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc khi chỉ định phẫu thuật để tránh gây tổn thương chức năng sinh sản.
Có thể nói, hy vọng những thông tin về bệnh viêm vùng chậu mãn tính sẽ giúp ích cho chị em nữ giới trong việc xử lý khi nghi ngờ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xin vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được hỗ trợ miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.