Viêm niệu đạo không lậu là gì? Triệu chứng & Cách điều trị dứt điểm
Viêm niệu đạo không lậu là tình trạng viêm nhiễm tại niệu đạo do sự tấn công của vi khuẩn không phải lậu cầu khuẩn. Viêm nhiễm lây lan rộng, có thể lây truyền từ người sang người do đời sống tình dục thiếu lành mạnh hay quan hệ không an toàn. Do đó, nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng bệnh để sớm có hướng phòng ngừa và điều trị bệnh là vô cùng quan trọng.
Bệnh viêm niệu đạo không lậu là gì?
Bệnh viêm niệu đạo không lậu (không đặc hiệu) là tình trạng nhiễm trùng tại niệu đạo không do vi khuẩn lậu mà do sự tấn công của loại vi khuẩn khác, thường gặp nhất là E.coli, Chlamydia Trachomatis. Ngoài ra, một số tác nhân gây bệnh lý này thường gặp như Trichomonas Vaginalis, Ureaplasma Urealyticum, Mycoplasma, HSV…
Tình trạng viêm niệu đạo không do lậu vẫn có thể lây truyền nhanh chóng qua quan hệ không an toàn với người bệnh. Người có miễn dịch suy giảm (ở bệnh nhân HIV) hay miễn dịch kém cũng có nguy cơ cao bị viêm niệu đạo không do lậu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo không lậu do đâu?
Các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ rằng: Bệnh viêm niệu đạo không lậu có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:
- Sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh (ngoài vi khuẩn lậu) vào niệu đạo và hệ thống đường tiết niệu.
- Người bệnh có đời sống tình dục phức tạp, không lành mạnh.
- Nam giới bị mắc các chứng bệnh như dài/ hẹp bao quy đầu nhưng chưa đi cắt.
- Người có thói quen lười vệ sinh vùng sinh dục hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách. Ở nữ giới có thói quen vệ sinh từ sau ra trước, tức là vệ sinh từ hậu môn lên vùng kín tạo điều kiện vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công.
- Do tác dụng phụ sau khi đặt ống thông tiểu (phẫu thuật).
- Người mắc bệnh xã hội.
- Do tác dụng phụ, hậu quả do sử dụng hóa chất trong xà phòng, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín…
Theo thống kê, có đến hơn nửa các trường hợp mắc viêm niệu đạo không do lậu do vi khuẩn gây gây ra. Trong đó 30-50% trường hợp bị tấn công bởi vi khuẩn Chlamydia, 10-40% trường hợp bị nhiễm khuẩn Ureaplasma.
Nhiễm khuẩn Chlamydia có thể lây lan nếu người khỏe mạnh có đời sống tình dục không an toàn với người bệnh.
Biểu hiện viêm niệu đạo không do lậu cầu
Viêm niệu đạo không lậu có thời ủ bệnh từ 10-20 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, gây khó khăn khi chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gặp phải các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện, tiểu khó, nước tiểu nóng, thậm chí có lẫn máu, mủ trong nước tiểu.
- Niệu đạo sưng tấy, sưng phù nề, dễ kích ứng.
- Cảm giác khó chịu và đau rát khi giao hợp.
- Lỗ niệu đạo chảy dịch nhưng thường ít và thưa, dịch có thể kèm theo mũi hôi khó chịu.
- Sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn ói…
Viêm niệu đạo không lậu có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo không lậu cần thăm khám sớm để xác định được tình trạng viêm nhiễm cụ thể, từ đó điều trị phù hợp và hiệu quả. Nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu, nhiễm khuẩn có thể lan rộng sang các cơ quan khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe:
- Vi khuẩn tấn công ngược dòng vào bàng quang, thận gây viêm bàng quang, viêm thận, tăng nguy cơ suy thận.
- Nhiễm trùng lây lan vào máu, gây nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng.
- Ở nam giới tăng nguy cơ viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh…và nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Ở nữ giới gây viêm nhiễm lây lan, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung….ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của bệnh nhân.
Ở phụ nữ mang thai mắc viêm niệu đạo do chlamydia cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sinh đẻ về sau. Trong thời gian chuyển dạ sinh nở, vi khuẩn chlamydia có thể lây cho em bé, trẻ sinh ra nhiễm chlamydia bẩm sinh. Ngoài ra, nếu không sớm điều trị có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng dưới đây:
- Nhiễm trùng ngược dòng lây lan sang đường sinh dục trên.
- Viêm khớp tái hoạt
- Viêm kết mạc mắt
Cách chữa bệnh viêm niệu đạo không do lậu hiệu quả
Để điều trị viêm niệu đạo không lậu hiệu quả, trước tiên người bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định được nguyên nhân gây bệnh thông qua các thông tin dưới đây:
Triệu chứng lâm sàng: Rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu rát, tiểu đau), niệu đạo có chảy dịch hay chảy mủ không…
Đời sống tình dục: Thói quen tình dục của bệnh nhân (có thường xuyên quan hệ không an toàn, mức độ nguy cơ, biện pháp bảo vệ…)
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và hạng mục khám liên quan để hỗ trợ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để sớm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Soi dịch niệu đạo: Giúp nhận biết sự có mặt của nấm hay nhóm vi khuẩn gây bệnh, đánh giá mật độ bạch cầu hiện tại.
- Cấy dịch niệu đạo hoặc nước tiểu đầu bãi: Giúp nhận biết chính xác sự có mặt của vi khuẩn và nấm.
Một số hạng mục xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm tế bào
- Tiến hành xét nghiệm miễn dịch enzyme EIA
- Xét nghiệm kháng thể
- Khuếch đại Nucleic acid NAAT
- Sử dụng que thăm dò DNA (không khuếch đại)
- Ở điều kiện môi trường thích hợp, nuôi cấy vi khuẩn
- Xét nghiệm máu nếu được nghi ngờ đã gặp biến chứng nhiễm trùng máu.
Viêm niệu đạo không lậu chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh theo đơn, mỗi tình trạng bệnh và nguyên nhân cụ thể sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng kháng sinh hoặc lạm dụng kháng sinh vì có thể gây lờn thuốc hay kháng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.
Trường hợp viêm niệu đạo do mycoplasma và chlamydia
- Các loại thuốc được chỉ định có thể như: Ofloxacin, Erythromycin, Doxycycline, Azithromycin…Trong đó Doxycycline, Azithromycin là hai loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng hơn.
- Đối tượng điều trị: Áp dụng cho cả bệnh nhân và đối tác bạn tình.
Bệnh viêm niệu đạo nguyên nhân do Trichomonas
- Metronidazol: 500mg/ lần/ x 2 lần/ ngày, liên tục trong 7 ngày.
- Đối tượng điều trị: Áp dụng cho cả bệnh nhân và đối tác bạn tình.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo do nấm
Fluconazole và Itraconazole: Không phổ biến, tuy nhiên có thể điều trị bằng thuốc chống nấm fluconazole và itraconazole, điều trị theo chỉ định đồng thời theo dõi chức năng gan.
Viêm niệu đạo do nhóm vi khuẩn khác
- Các loại thuốc có thể chỉ định: nhóm beta lactam, Trimethoprim Sulfamethoxazole hay Fluoroquinolon với liều lượng 3-5 ngày.
- Đối tượng áp dụng: Phối hợp điều trị cùng viêm âm đạo, đồng thời giữ vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ.
Ngoài ra, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bác sĩ thường kết hợp điều trị nội khoa và phương pháp sóng nhiệt CRS II giúp tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, sửa chữa nhanh các tổn thương viêm nhiễm đồng thời loại bỏ triệt để các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát hiệu quả nhất.
Cách phòng ngừa viêm niệu đạo không lậu
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ viêm niệu đạo không lậu như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp quá trình bài tiết thuận lợi hơn, việc tiểu tiện cũng suôn sẻ hơn, nhanh chóng đào thải vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
- Bổ sung các loại nước lợi tiểu: Thúc đẩy quá trình bài tiết và loại bỏ vi khuẩn, bổ sung nước ép trái cây, trà thảo mộc…
- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung dinh dưỡng với chế độ ăn đa dạng, đủ chất; bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, sinh hoạt điều độ khoa học…
- Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ an toàn, chung thủy một bạn tình, luôn dùng bao cao su khi quan hệ để phòng ngừa các bệnh lây qua con đường này.
- Khám sức khỏe định kỳ: Là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cao giúp chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh.
Trên đây thông tin bệnh lý về bệnh viêm niệu đạo không lậu, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Để được tư vấn online và đặt lịch khám, vui lòng gọi điện thoại ngay về hotline 0243.9656.999 để bác sĩ giải đáp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.