U xơ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
U xơ tử cung khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hãi. Mặc dù u xơ tử cung lành tính nhưng nguy cơ phát triển kích thước sẽ ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở. Vì vậy, thai phụ bị u xơ tử cung cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Bị u xơ tử cung mang thai được không?
Trước khi giải đáp những vấn đề liên quan tới u xơ tử cung khi mang thai, thai phụ cần nắm rõ về căn bệnh này. Đây là bệnh lành tính do sự tăng sinh quá mức của lớp cơ trơn và mô liên kết ở tử cung. Theo thống kê, nữ giới bị u xơ tử cung trong độ tuổi 35 chiếm khoảng 40 – 60%, độ tuổi 50 chiếm 80%.
Rất nhiều chị em băn khoăn bị u xơ tử cung mang thai được không. Theo các bác sĩ sản khoa, khi bị u xơ tử cung phái đẹp đừng quá lo lắng, vì sự phát triển của y học hiện đại có thể chữa khỏi bệnh nên việc mang thai tự nhiên vẫn diễn ra bình thường. Cụ thể:
- Trường hợp khối u xơ tử cung kích thước nhỏ hơn 5cm, chưa có biến chứng thì người phụ nữ vẫn mang thai bình thường. Tuy nhiên, suốt thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm chỉnh lịch khám của bác sĩ.
- Trường hợp khối u xơ tử cung kích thước lớn hơn 5cm hoặc nhỏ hơn 5cm nhưng xuất hiện biến chứng, cần tiến hành mổ bóc tách. Cơ thể sau mổ khỏe mạnh thì chị em vẫn mang thai bình thường.
Thời gian lành vết thương sau mổ u xơ ở từng chị em không giống nhau. Thông thường mất 1 năm chị em mới hồi phục tử cung. Vì vậy, đừng mang thai quá sớm trước thời gian này vì tử cung chưa bình phục hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai. Tốt nhất chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có một thai kỳ thuận lợi.
Nhận biết triệu chứng u xơ tử cung lúc mang thai
Nguyên nhân chính gây u xơ tử cung khi mang thai cho đến nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo bác sĩ sản khoa, nội tiết tố nữ có liên quan tới việc hình thành và phát triển khối u xơ. Hormone estrogen được sản xuất từ buồng trứng, khi mang thai, nồng độ hormone này tăng cao dẫn tới sự phát triển khối u xơ.
Triệu chứng khó chịu của bệnh có thể khác nhau ở từng chị em bởi phụ thuộc số lượng, vị trí, kích thước khối u xơ. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh điển hình ở từng giai đoạn thai kỳ.
1. Dấu hiệu u xơ tử cung 3 tháng đầu thai kỳ
Đây là giai đoạn thai kỳ khối u xơ có khả năng xuất hiện cao nhất vì sự gia tăng sản xuất của hormone estrogen trong cơ thể mẹ bầu. Đây lại là hormone cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển khối u xơ.
Bị u xơ tử cung giai đoạn này, thai phụ có thể xuất hiện cơn đau bụng, chảy máu bất thường. Theo thống kê, 11% mẹ bầu bị u xơ sẽ chảy máu bất thường, 59% đau bụng, 30% vừa chảy máu vừa đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2. Dấu hiệu u xơ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này, tử cung thai phụ mở rộng để thai nhi có không gian phát triển nhưng khối u xơ sẽ bị chèn ép khiến mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng:
- Đau đớn: Khối u xơ bị hoại tử hay chèn ép khiến thai phụ đau quặn bụng. Nếu khối u xơ kích thước tăng nhưng lượng máu không đủ cung cấp có thể khiến thai phụ đau bụng dữ dội, nguy cơ sảy thai.
- Nhau thai bong non: U xơ tử cung khi mang thai khiến nhau thai bong khỏi thành tử cung dù thai chưa được sinh ra. Thai không được nhận máu nuôi dưỡng từ mẹ, mẹ có nguy cơ mất máu. Nhau thai bong non đe dọa tính mạng cả thai lẫn mẹ.
- Sinh non: U xơ cũng là một trong những tác nhân khiến mẹ bầu sinh non trước tuần 37
3. Dấu hiệu u xơ tử cung trong giai đoạn chuyển da
Nghiên cứu chứng minh, thai phụ bị u xơ tử cung được chỉ định sinh mổ cao gấp 6 lần so với thai phụ khác. Nếu sinh thường, khối u xơ khiến khả năng co bóp tử cung giảm, cổ tử cung không mở. Khối u xơ ở eo tử cung có thể khiến ống sinh bị tắc, quá trình sinh nở khó khăn hơn.
Ngoài ra, thai phụ bị u xơ tử cung nhiều khả năng ngôi thai ngược, mông thai ở dưới tử cung, vì vậy bác sĩ chỉ định sinh mổ nhằm đảm bảo an toàn.
Sau sinh 3 – 6 tháng, khối u xơ tử cung giảm dần về kích thước. Nhiều nghiên cứu chứng minh, khoảng 70% chị em từng sinh nở khối u xơ tử cung co lại hơn 50% sau sinh.
Những tác hại của u xơ tử cung đến thai kỳ
U xơ tử cung khi mang thai sẽ gây ra một số tác hại nhất định. Thai phụ cần nắm rõ thông tin để chủ động kế hoạch thăm khám, theo dõi thai kỳ tốt hơn, từ đó có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Vô sinh – hiếm muộn: Nhiều khối u xơ khiến lớp nội mạc tử cung thay đổi, phôi thai làm tổ gặp bất lợi hoặc khối u xơ chèn ép làm gập vòi trứng, bít tắc lỗ cổ tử cung,…
- Sảy thai: U xơ khiến buồng tử cung bị chèn ép, lớp nội mạc tử cung không phát triển đủ. Đặc biệt khối u xơ kích thước to hoặc nhiều u xơ nguy cơ sảy thai càng tăng.
- Sinh non: Phụ nữ bị u xơ có ngôi thai rất bất thường do vị trí bám của nhau thai bất thường hoặc do khối u chèn buồng tử cung làm tăng nguy cơ sinh non.
- Chuyển dạ khó khăn: Thai phụ bị u xơ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn khi chuyển dạ. Nguy cơ phải sinh mổ cũng cao hơn thai phụ không bị u xơ.
- Băng huyết sau sinh: U xơ đe dọa khả năng co bóp tử cung để cầm máu sau sinh. Khối u xơ khiến người phụ nữ băng huyết sau sinh.
- Nhiễm khuẩn sau sinh: Sau sinh, người phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản, bế sản dịch. Không xử lý kịp thời, nguy cơ đe dọa tính mạng.
- Biến chứng với thai nhi: Nguy cơ thai suy dinh dưỡng, nhẹ cân vì máu nuôi thai bị chia ra để nuôi khối u xơ.
U xơ khi mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh này, trước khi có ý định mang thai, người phụ nữ cần kiểm tra thăm khám sức khỏe sinh sản kỹ càng nhằm đảm bảo có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Điều trị u xơ tử cung trong thai kỳ hiệu quả
Chuyên gia sản phụ cho biết, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể như số lượng, kích thước, vị trí khối u xơ mà bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị u xơ tử cung khi mang thai thích hợp.
Thông thường, bác sĩ điều trị bằng phương pháp nội khoa nhằm giảm cơn co thắt tử cung do khối u xơ tử cung gây ra, từ đó hạn chế sự phát triển về kích thước của khối u xơ.
Khi chuyển dạ phải sinh mổ và việc xử lý khối u xơ phụ thuộc nhiều vào vị trí, kích thước khối u xơ tử cung. Nếu quá trình sinh mổ vẫn để lại khối u xơ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u xơ sau sinh 6 – 12 tháng.
Có 2 phương pháp phẫu thuật khối u xơ:
- Mổ mở bóc tách u xơ: Rạch đường ở bụng để mở đường tiếp cận tử cung giúp khối u xơ tử cung bị loại bỏ dễ dàng.
- Mổ nội soi bóc tách u xơ: Rạch đường da nhỏ gần rốn đưa ống nội soi vào để loại bỏ khối u xơ tử cung
Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, khi được chẩn đoán mắc u xơ trong thai kỳ, thai phụ cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe đúng cách, tránh triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
Bài viết giúp mọi người nắm rõ căn bệnh u xơ tử cung khi mang thai và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần thắc mắc về những bệnh lý phụ khoa nói chung, chị em vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được chuyên gia giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.