Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị triệt để
Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc ống hậu môn khiến người bệnh bị đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng, như bệnh trĩ. Nếu không chữa trị và khắc phục kịp thời bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và hình thành các mẩu da thừa ở trong và ngoài hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người đều có nguy cơ bị mắc phải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện và tác hại do bệnh gây ra là biện pháp tốt nhất để chúng ta có thể phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
Nhận biết nứt kẽ hậu môn là gì?
Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Nứt kẽ hậu môn là một hay nhiều vết rách nhỏ nằm ở ngay niêm mạc ống hậu môn nên gây đau đớn cho người bệnh và bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ mỗi người trong mọi độ tuổi và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trĩ nên dẫn đến việc điều trị sai cách. Bệnh cũng được chia thành hai giai đoạn:
- Nứt kẽ hậu môn cấp tính là những vết nứt giống như vết giấy rách.
- Nứt kẽ hậu môn mãn tính gây xuất hiện các mẩu da thừa ở trong và ngoài ống hậu môn.
Bệnh thường không gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh, hầu hết các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn cấp tính sẽ tự lành sau 4-6 tuần khi áp dụng một số phương pháp chữa trị đơn giản như: Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngân hậu môn trong nước muối ấm pha loãng. Nếu bệnh không được cải thiện và kéo dài từ 8-12 tuần thì người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Các nguyên nhân nứt kẽ hậu môn là gì?
Sự xuất hiện của các vết nứt xung quanh lỗ hậu môn kèm theo hoạt động co thắt của hậu môn dẫn đến đau đớn và chảy máu gây khó chịu và lo lắng cho người bệnh.
Các nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn phải kể đến là:
- Tình trạng táo bón kéo dài
Người bị táo bón thường có phân khô cứng, khó thoát ra ngoài, khi đi đại tiện người bệnh thường phải dùng sức thật mạnh để đẩy phân ra làm tăng áp lực xuống hậu môn. Điều này làm cho lớp niêm mạc da ở hậu môn bị tổn thương, hình thành các vết rách nhỏ li ti gọi là vết nứt kẽ hậu môn.
- Hậu môn bị tổn thương
Việc thực hiện phẫu thuật cắt trĩ, chữa áp xe hậu môn không đảm bảo an toàn, táo bón kéo dài hoặc do va đập khiến hậu môn bị tổn thương nặng khó có thể phục hồi, lâu dần dẫn đến bị nứt kẽ hậu môn.
- Thói quen không tốt
Nhiều người có thói quen ăn uống không khoa học hợp lý, thường xuyên sử dung bia rượu và các chất kích thích gây táo bón kéo dài.
Việc thường xuyên nhịn đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh đọc báo xem điện thoại… làm cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị gia tăng áp lực dẫn đến các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, trong đó có nứt kẽ hậu môn.
- Do nhiễm trùng hậu môn
Hậu môn là nơi ẩn náu của rất nhiều các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Nếu hậu môn bị tổn thương hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì các vi khuẩn này sẽ xâm nhập, phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy khiến cơ vòng hậu môn căng giãn quá mức gây nứt kẽ hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ
Việc vệ sinh không sạch sẽ, và không đúng cách, đặc biệt là sau khi đi đại tiện xong khiến cho vi khuẩn có trong phân và nước tiểu sinh sôi phát triển gây bệnh làm cho vùng da hậu môn bị kích ứng dẫn đến viêm nhiễm, các khối sưng ở dưới da hậu môn bị rách ra tạo thành vết nứt ở kẽ hậu môn.
- Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Ống hậu môn không có chức năng dùng để quan hệ tình dục vì kích thước khá nhỏ và không có khả năng co giãn như âm đạo, không tiết ra chất nhờn để bôi trơn khi quan hệ. Hệ thống tĩnh mạch và dây thần kinh cảm giác trong ống hậu môn rất dễ bị tổn thương khi chúng ta cố gắng đưa dương vật cọ xát mạnh gây cảm giác đau đớn khi quan hệ sẽ khiến ống hậu môn bị tổn thương và rách hoặc loét da và còn có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn hoặc các bệnh lay qua đường tình dục.
- Do mắc bệnh viêm đường ruột
Nhiều người bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường ruột làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, người bệnh có thể bị viêm màng tiêu hóa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
Người bệnh thường xuyên đi đại tiện, cảm giác mót rặn khiến hậu môn thường xuyên mở dễ gây viêm nhiễm và nứt kẽ hậu môn.
- Mắc bệnh trĩ
Hầu hết các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn đều có liên quan đến bệnh trĩ.
Các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn khá đa dạng và phức tạp, việc nắm được nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để chúng ta có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Bệnh nứt kẽ hậu môn nguy hiểm không?
Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ có các triệu chứng biểu hiện như:
- Chảy máu hậu môn, đi đại tiện ra máu
- Đau rát hậu môn
- Ngứa ngáy và khó chịu vùng hậu môn
- Xuất hiện các mẩu da thừa trong và ngoài ống hậu môn
- Vùng hậu môn tiết dịch ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu
Vậy rò hậu môn có nguy hiểm không? Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết nứt kẽ hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài các vết nứt, vết loét ở hậu môn sẽ chuyển sang mãn tính và lan dần sang cơ vòng hậu môn trong, quá trình co thắt hậu môn làm cho vết rách rộng và khó lành hơn.
Người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề hết sức nghiêm trọng như:
- Gây hoại tử và ung thư hậu môn
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn kèm theo bị viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc hậu môn bị tổn thương dẫn đến hoại tử. Khi bị kích thích, sẽ liên tục xâm lấn ra vùng xung quanh hậu môn và hình thành các khối u ác tính. Tình trạng hoại tử hậu môn cần phải được chữa trị kịp thời, nếu để càng lâu thì tính mạng của bệnh nhân càng bị đe dọa.
- Gây thiếu máu nghiêm trọng
Tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính đồng nghĩa với việc bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Lượng máu chảy ra tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh, nếu kéo dài sẽ dẫn đến bị mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp và choáng ngất. nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Gây nhiễm trùng hậu môn
Các vết nứt tại hậu môn là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập. Nếu hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ lại nóng, ẩm thì tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng hơn.
Hậu môn có biểu hiện sưng phồng ngứa ngáy, đau nhức dữ dội khi đi đại tiện, nếu không khắc phục hiệu quả vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua các vết nứt vào mạch máu gây nhiễm trùng máu hoặc tấn công ngược dòng lên đường ruột gây viêm nhiễm và hình thành polyp hậu môn.
- Sức khỏe cơ thể suy nhược mệt mỏi
Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn luôn khiến cho người bệnh cảm thấy khổ sở, phiền toái và khó chịu vì các cơn đau gây nên. Tình trạng đau và chảy máu hậu môn khiến người bệnh thường cảm thấy sợ phải đi đại tiện, cảm giác chán ăn và mệt mỏi, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, và suy nhược kéo dài.
Tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ càng nghiêm trọng hơn khi cơ thể người bệnh không còn sức đề kháng, nguy cơ viêm nhiễm nặng, hậu môn sưng tấy, cơ thể sốt cao hậu môn càng chảy máu nhiều hơn.
Những tác hại của nứt kẽ hậu môn gây ra đối với sức khỏe người bệnh là rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bị nứt kẽ hậu môn mọi người cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Nứt kẽ hậu môn chữa được không? Cách điều trị bệnh an toàn
Đối với các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn có rất nhiều cách chữa trị khác nhau. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
1. Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn không cần phẫu thuật
Đây là phương pháp chữa bệnh phổ biến, đơn giản và hiệu quả được áp dụng cho các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, người bệnh thăm khám phát hiện và tiến hành chữa trị sớm.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc đặc trị bao gồm kháng viêm và giảm đau nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển nặng thêm. Thuốc trị nứt kẽ hậu môn có thể là:
- Thuốc bôi kháng viêm nitroglycerin.
- Thuốc bôi dạng kem có tác dụng giảm đau, gây tê lidocain hydroclorid.
- Thuốc uống làm giãn cơ vòng hậu môn nifedipine hoặc diltiazem
- Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân ….
Mọi vấn đề về thuốc trị nứt kẽ hậu môn cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc giữa chừng khi chưa hết liệu trình điều trị. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
2. Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật
Can thiệp ngoại khoa điều trị nứt kẽ hậu môn được chỉ định áp dụng cho các trường hợp điều trị bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng, có dấu hiệu bị viêm nhiễm dẫn đến áp xe, mưng mủ.
Các phương pháp phẫu thuật được dùng để trị áp xe hậu môn phổ biến là:
- Phẫu thuật nong hậu môn: Biện pháp này nhằm ngăn ngừa tình trạng lỗ hậu môn bị chít hẹp. Bệnh nhân sẽ được gây mê để giảm thiểu đau đớn và đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện.
- Phẫu thuật cắt bỏ vết nứt: Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ các mẩu da thừa bên trong và ngoài ống hậu môn sau đó khâu lại bằng chỉ tự tiêu để ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật mở cơ thắt trong: Phương pháp được áp dụng cho các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn kéo dài lâu ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong hậu môn để điều trị bệnh.
Mỗi phương pháp chữa trị bệnh sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như khả năng kinh tế mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
3. Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Đây là phương pháp chữa bệnh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Thông qua nguyên lý hoạt động của dòng điện cao tần sẽ sản sinh ra các nguyên tử ion điện trường và ion lưỡng cực tác động trực tiếp vào vết nứt kẽ hậu môn, thâm nhập sâu vào bên trong loại bỏ các vùng viêm nhiễm, vết nứt hậu môn khô và nhanh chóng lành lại.
Với phương pháp chữa trị này, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, hiệu quả chữa bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng.
Để được điều trị nứt kẽ hậu môn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT, người bệnh có thể trực tiếp đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh nứt kẽ hậu môn. Hy vọng những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sẽ giúp mọi người có thể chủ động phòng tránh bệnh được tốt hơn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.