Nổi Mụn Cứng Ở Vùng Kín Nữ Giới Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới thường là dấu hiệu của sự viêm nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công. Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào tác nhân chính gây bệnh và thể trạng của người bệnh.
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, nổi mụn cứng ở vùng kín là bệnh gì, mức độ nguy hiểm ra sao và cách điều trị hiệu quả nhé!
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới là bệnh gì?
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới gây ra do nhiều nguyên nhân và biểu hiện với các triệu chứng khác nhau.
Khi thấy bộ phận sinh dục xuất hiện các nốt mụn, có thể nữ giới đang mắc phải một số bệnh lý như:
1. Viêm nang lông
Bệnh viêm nang lông ở vùng kín xảy ra thường xuất phát từ các vấn đề: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ gây nhiễm nấm, dùng dao cạo lông mu, kích ứng với các dung dịch tắm rửa hoặc mặc quần thô cứng quá bó sát.
Khi bị viêm nang lông vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Vùng kín nổi mụn mủ đầu trắng xung quanh nang lông.
- Sưng, tấy đỏ vùng xung quanh lông mu
- Cảm thấy ngứa ngáy khó chịu
Khi bị viêm nang lông phái đẹp chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa, luôn để vùng kín khô thoáng. Khi các triệu chứng nổi mụn viêm nang lông gây ra không biến mất trong vài ngày hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này bạn nên sớm đi thăm khám phụ khoa để kịp thời can thiệp điều trị dứt điểm.
Tuyệt đối, không tự ý bóp nặn mụn sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các vùng lân cận và hình thành nên các ổ áp xe lớn.
2. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý mà hầu hết các chị em ở độ tuổi sinh sản đều trải qua ít nhất một lần. Tác nhân chính gây ra viêm âm đạo là vi khuẩn, nấm men Candida, ký sinh trùng..
Khi bị viêm âm đạo vùng kín của chị em có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu
- Nổi mụn cứng, nhỏ li ti quanh vùng âm đạo, môi lớn, môi bé
- Thấy đau rát khi quan hệ…
Viêm âm đạo là bệnh lý nhẹ điều trị đơn giản, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời các tác nhân gây viêm sẽ nhanh chóng lây lan lên vùng lân cận gây nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể là vô sinh.
3. Sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV gây ra lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Do đó những triệu chứng đầu tiên sẽ biểu hiện tại bộ phận sinh dục. Tuy nhiên sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất lâu từ 2 -9 tháng, trong thời gian bệnh hoàn tiền không có biểu hiện.
Khi đến thời điểm phát bệnh, sùi mào gà có những biểu hiện đặc trưng gồm:
- Thời gian đầu xuất hiện các u nhú li ti màu hồng trùng với màu da niêm mạc tại cơ quan sinh dục như: âm đạo, môi lớn, môi bé, tầng sinh môn, cổ tử cung hoặc quanh hậu môn.
- Thời gian sau, các nốt nhú liên kết thành những đám lớn có hình dạng giống mào gà hoặc bông súp lơ.
- Thấy đau khi quan hệ tình dục, có thể rỉ máu sau quan hệ.
Sùi mào gà rất dễ lây lan, ngoài lây nhiễm qua đường tình dục sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con, qua đường máu, qua các tiếp xúc gần thân mật… Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bạn, người thân cũng như cộng đồng, nếu có nghi ngờ mắc sùi mào gà bạn cần đi xét nghiệm và tìm phương án điều trị tích cực.
4. Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục cũng là một căn bệnh xã hội khá phổ biến. Tác nhân gây bệnh là virus HSV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục
Khi virus HSV xâm nhập vào cơ thể, sau 2 – 7 sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:
- Vùng kín nổi mụn mủ trắng li ti, mọc đơn lẻ, quanh nốt mụn có dấu hiệu tấy đỏ
- Các nốt mụn có xu hướng lan rộng tạo thành từng mảng giống như chùm nho, sau đó vỡ ra chảy dịch. Khoảng 3 -4 ngày vết loets sẽ đóng vảy và lành lại.
- Cảm thấy vùng kín luôn ẩm ướt và bỏng rát.
Mụn rộp sinh dục nếu không được điều trị triệt để sẽ dễ dàng lây lan sâu hơn vào tử cung, buồng trứng khiến chị em có nguy cơ cao đối mặt với vô sinh – hiếm muộn.
Ngoài ra, nếu chị em bị mụn rộp sinh dục trong thời kỳ mang thai, virus HSV sẽ dễ lây nhiễm sang con và có thể gây biến chứng như sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
5. Bệnh giang mai
Giang mai gây ra do xoắn khuẩn treponema lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu khoảng 3 – 4 tuần, trong thời gian ủ bệnh hoàn toàn không có dấu hiệu.
Đến giai đoạn phát bệnh, giang mai sẽ biểu hiện với những biểu hiện như:
- Giai đoạn đầu vùng kín sẽ xuất hiện những vết loét nhỏ hình tròn, gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát
- Sưng hạch bạch huyết và sốt
- Ở những giai đoạn cuối sẽ có những ảnh hưởng đến thần kinh và thị giác.
Khi bị nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới nên sớm đi thăm khám sức khỏe, tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó có phương án điều trị tích cực và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như người thân.
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới có nguy hiểm không?
Nổi mụn cứng ở vùng kín sẽ khiến nữ giới gặp rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cũng như ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục. Song song với đó còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng nổi mụn vùng kín đến sức khỏe của nữ giới, đáng kể như:
1. Gây viêm nhiễm phụ khoa
Vùng kín bị nổi mụn xuất phát từ các bệnh lý như: viêm âm đạo, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục….nếu không được điều trị dứt điểm thì các tác nhân vi khuẩn, virus sẽ nhanh chóng lây lan sang các bộ phận xung quanh. Khiến chị em nữ giới có nguy cơ mắc thêm một số bệnh lý nghiêm trọng như: viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm phần phụ…
2. Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Bất cứ tổn thương nào tại vùng kín đều có nguy cơ khiến nữ giới bị vô sinh – hiếm muộn. Tuy nhiên đối với các tác nhân do viêm nhiễm trùng thì nguy cơ vô sinh sẽ rất cao. Bởi virus, vi khuẩn gây bệnh có tốc độ sinh trưởng và di chuyển nhanh, đi đến đâu sẽ gây viêm, tổn thương tại đó.
3. Suy giảm chất lượng đời sống tình dục
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Do đó mà chị em thường có xu hướn tránh né việc quan hệ, nếu có quan hệ cũng không đạt được cảm giác “vui vẻ”. Từ đó mà ảnh hưởng không nhỏ hạnh phúc gia đình, chuyênh “chăn gối” vợ chồng.
4. Lây nhiễm cho bạn tình
Nếu hiện tượng nổi mụn vùng kín do bạn đang mắc bệnh lý xã hội, không những nguy hiểm cho sức khỏe của bạn mà còn là nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình và người thân trong gia đình.
5. Lây truyền sang con
Phụ nữ mang thai bị mọc mụn cứng ở vùng kín nếu không được điều trị sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra có thể bị mắc các bệnh bẩm sinh như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới điều trị như thế nào?
Nổi mụn cứng ở vùng kín gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó phương án tốt nhất là nữ giới nên đi thăm khám phụ khoa, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tìm ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi về tiền sử quan hệ tình dục, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để có được kết quả chẩn đoán đúng.
Với tình trạng nổi mụn ở vùng kín các bác sĩ đang sử dụng hai phương pháp chính là dùng thuốc nội khoa và can thiệp ngoại khoa.
Đối với tình trạng viêm nhiễm và tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…) bác sĩ sẽ dựa trên kháng sinh đồ của bệnh nhân để lựa chọn thuốc kháng sinh có độ nhạy cao. Thuốc được kê có thể bao gồm dạng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu diệt mầm bệnh, nhưng không có có tác dụng điều trị tổn thương bên ngoài.
Những trường hợp nhiễm trùng nặng gây các vết thương lớn bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Nếu nữ giới bị viêm âm đạo, viêm nhiễm thông thường sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng sóng ngắn để loại bỏ tế bào bệnh và sử dụng sóng hồng ngoại dẫn thuốc, kích thích hình thành tế bào mới, nhanh lành vết thương.
Hoặc với các bệnh lý xã hội đang có các phương pháp điều trị hiệu quả như:
- Phương pháp IRA sóng cao tần trong điều trị nốt sùi mào gà
- Phương pháp Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu điều trị bệnh lậu, giang mai
- Phương pháp Oxygen – O3 DHA điều trị mụn rộp sinh dục
Song song với lộ trình điều trị bệnh của bác sĩ, người bệnh nên chú ý chăm sóc vùng kín tại nhà bằng cách:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh
- Không nặn mụn hay gãi để tránh tình trạng lan rộng
- Không cạo sát chân lông mu khiến vùng da bị trầy xước dễ viêm nhiễm
- Nên lựa chọn quần lót có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi
- Không quan hệ tình dục trong khi điều trị bệnh. Chỉ quan hệ khi bệnh đã hoàn toàn khỏi.
Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám phụ khoa để an tâm cũng như phát hiện bệnh và điều trị sớm nếu có. Nếu bạn quý đọc giả còn bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhân được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.