[Giải đáp] Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, bao lâu thì lành vết thương, phương pháp điều trị tại nhà có hiệu quả… Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng này.
Hỏi: “Chào bác sĩ! Cháu năm nay 21 tuổi, cháu muốn hỏi là bệnh nứt kẽ hậu môn tự khỏi không? Cháu tìm hiểu trên mạng, chỗ bảo tự khỏi, chỗ bảo không khiến cháu vô cùng hoang mang. Rất mong nhận được sự tư vấn, giải đáp từ bác sĩ. Cháu cảm ơn bác sĩ!”
(Hoàng T. 21 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội)
Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng giải đáp:
Bạn Hoàng T. thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Chúng tôi hiểu sự lo lắng của bạn, bạn không phải là trường hợp duy nhất xin tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Hy vọng những giải đáp trong nội dung dưới đây giúp bạn sớm khỏi bệnh.
Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi mà không cần điều trị?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng, tình trạng nứt kẽ hậu môn là dạng tổn thương bên ngoài hậu môn, bệnh có thể tự khỏi nhưng tỷ lệ rất thấp.
Lý do:
- Hậu môn là khu vực cuối cùng tống chất thải ra ngoài. Là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, khi bị tổn thương khó lành theo cách tự nhiên. Thậm chí bệnh nhân phải đối mặt nguy cơ viêm nhiễm.
- Nứt kẽ ở hậu môn nếu không điều trị triệt để có thể tái phát thường xuyên, nguy cơ mạn tính cao. Bệnh nhân có nguy cơ bị loét mủ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn…
- Nếu nứt kẽ hậu môn xuất hiện đồng thời với trĩ, sẽ kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm
- Hầu hết trường hợp bị nứt kẽ hậu môn nặng sẽ cần nhờ đến sự can thiệp của y khoa thì bệnh mới khỏi hoàn toàn.
1. Nứt kẽ hậu môn khi nào đi thăm khám bác sĩ?
Như vậy, nứt kẽ hậu môn không thể tự khỏi. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng sau:
- Đau nhức hậu môn khi đại tiện
- Có cảm giác ngứa, khó chịu hậu môn
- Xuất hiện một vết rách trong ống hậu môn, có trường hợp còn thấy vết rách chảy dịch
- Đại tiện lâu, dính máu trên giấy vệ sinh
- Rách da xung quanh hậu môn
2. Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi sau điều trị?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không chúng ta đã có câu trả lời. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi sau điều trị chúng ta vẫn chưa thể có câu trả lời chắc chắn.
Vì nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ mau chóng được chữa lành. Ngược lại, nếu tình trạng này diễn biến trong thời gian dài, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thời gian hồi phục kéo dài hơn, chi phí tốn kém hơn…
Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết: [Giải đáp] Điều trị hiệu quả nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?
Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả?
Ngoài việc thắc mắc nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, người bệnh còn thắc mắc nứt kẽ hậu môn điều trị tại nhà có hiệu quả. Tất cả là do tâm lý e ngại đi thăm khám ở cơ sở y tế. Hầu hết cách chữa tại nhà có bước thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp. Để đạt kết quả cao, người bệnh nên chọn lọc cách chữa thích hợp với tình trạng bệnh lý.
1. Nha đam giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn
Tác dụng: Làm dịu, làm mát da nhanh chóng. Cải thiện hiện tượng viêm, sưng đau, nhiễm trùng ở hậu môn. Hàm lượng khoáng chất, vitamin ở nha đam có tác dụng phục hồi tổn thương, hạn chế máu chảy ở vết nứt kẽ…
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ vỏ nha đam, cạo lấy lớp gel trong suốt
- Vệ sinh hậu môn, thoa gel trực tiếp lên vết nứt kx
- Thực hiện 2 – 3 ngày/lần
Lưu ý: Mủ từ lá nha đam có thể gây ngứa, kích ứng. Vì vậy, trước khi thoa lên hậu môn, có thể thử 1 ít gel lên vùng bẹn, mông…
2. Dầu dừa giảm ngứa, cải thiện cơn đau
Tác dụng: Axit lauric ở dầu dừa có khả năng tiêu diệt, ức chế nấm, vi khuẩn, virus, giảm nguy cơ bội nhiễm… Ngoài ra, lượng acid béo dồi dào có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da,…
Cách thực hiện:
- Vệ sinh hậu môn với nước sạch và lau khô
- Thoa một ít dầu dừa lên hậu môn
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
3. Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với dầu oliu
Tác dụng: Hàm lượng polyphenol cao, dầu oliu có tác dụng chống nhiễm trùng, hồi phục mao mạch, mô bị tổn thương…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hậu môn với nước và dùng khăn lau khô
- Thoa dầu oliu lên hậu môn, nơi có vết nứt
- Đợi dầu thẩm thấu trước khi mặc quần
4. Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn với lá mồng tơi
Tác dụng: Làm dịu và giảm sưng nóng. Chất nhầy trong mồng tơi có tác dụng làm dịu niêm mạc bị tổn thương, giảm đau mô mềm…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm mồng tơi và để ráo nước
- Giã nát và thêm một ít nước lọc
- Vệ sinh hậu môn và lau khô
- Chắt lấy nước và thoa lên hậu môn
- Để khoảng 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/ngày
5. Ngâm nước ấm hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Tác dụng: Làm dịu niêm mạc, hạn chế tình trạng khô và nứt nẻ. Đặc biệt, nước giúp hậu môn nở rộng, chất thải dễ dàng đi ra bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Pha nước sôi với nước lạnh sao cho nước ấm vừa phải
- Thêm 1 – 2 thìa muối
- Vệ sinh hậu môn và ngâm nước muối khoảng 15 phút
- Thực hiện trước và sau khi đại tiện
Khuyến cáo: Những bài thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh lý, hoàn toàn không có tác dụng trị dứt điểm căn bệnh này.
Thêm nữa, hầu hết những bài thuốc dân gian chưa có bất cứ nghiên cứu y khoa nào chứng minh hiệu quả điều trị nứt kẽ hậu môn. Vì vậy, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định biện pháp điều trị dứt điểm.
Điều trị ngứa nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa
Không chỉ quan tâm nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, bệnh nhân còn quan tâm đến việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp ngoại khoa. Ngoại khoa áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II trong điều trị nứt kẽ hậu môn.
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu, không ảnh hưởng mô lành tính xung quanh, thời gian hồi phục vết thương nhanh, tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp… Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng, tiêu viêm…
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn bao nhiêu tiền?
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn bao nhiêu tiền là những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng cho biết: “Không có mức giá cụ thể trong điều trị nứt kẽ hậu môn, vì phụ thuộc nhiều yếu tố”.
- Giai đoạn bệnh
Giai đoạn đầu điều trị đơn giản hơn, tiết kiệm hơn so với thời điểm bệnh nứt kẽ hậu môn đã phát triển nặng, bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
- Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp hiện đại, ít đau đớn, ít chảy máu, ít biến chứng thì chi phí cao hơn và ngược lại. Phương pháp truyền thống chi phí rẻ nhưng bệnh nhân đau đớn, nguy cơ tái phát cao.
- Địa chỉ y tế chữa bệnh
Cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ tốt, kỹ thuật hiện đại… chi phí cao hơn và ngược lại.
- Thể trạng bệnh nhân
Người bệnh có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, khả năng hồi phục nhanh, thời gian chữa trị ngắn, tiết kiệm được chi phí và ngược lại. Bệnh nhân sức khỏe kém, sức đề kháng suy giảm, thời gian khỏi bệnh chậm, chi phí cao hơn.
Chăm sóc sau mổ nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Ngoài việc nắm rõ nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt sau điều trị. Điều này giúp vết thương hồi phục nhanh, tránh viêm nhiễm phát triển trở lại.
1. Thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và vitamin
- Uống nhiều nước để tăng cường nhu động ruột, mềm phân
- Chế biến thành món ăn mềm, lỏng như cháo, súp… để hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều
- Chế biến món nhạt, không nấu quá mặn
2. Thực phẩm nên tránh sau mổ nứt kẽ hậu môn
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ như tiêu, tỏi, ớt, xả, mù tạt…
- Tránh ăn nhiều chất béo, thức ăn nhiều đạm như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, hải sản…
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả. Thực tế, nứt kẽ hậu môn không thể tự khỏi và việc điều trị tại nhà chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng. Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế y tín.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.