[Giải đáp] Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ?
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ những thực phẩm nào? Dưới đây là rất nhiều loại thực phẩm thai phụ nên ăn và nên kiêng để tránh nguy cơ nhiễm độc, dọa sảy thai,… Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học thời gian mang thai có vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé..
Vậy bà bầu nên ăn gì? Các loại hạt bà bầu không nên ăn là gì? Cùng đọc bài viết ngay dưới đây để có thể hiểu hơn về vấn đề này.
Dinh dưỡng trong thai kỳ quan trọng thế nào?
Trước khi giải đáp những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với thai nhi. Thực tế, dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Mẹ ăn uống đủ dưỡng chất, bé sẽ phát triển an toàn, khỏe mạnh và ngược lại.
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan cân nặng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ liên quan rõ rệt đến cân nặng của trẻ khi sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu mẹ bầu cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối, sẽ đảm bảo thai nhi tăng cân tốt. Ngược lại, mẹ bầu thiếu ăn sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân.
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan dị tật bẩm sinh
Khi mang thai, mẹ bầu không đủ dinh dưỡng sẽ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Thậm chí để lại khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch,…
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan trí tuệ của trẻ
Ngày thứ 18, phôi đã có mầm mống hình thành não. Khi phôi được 3 tháng thì não đã đủ thành phần. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ tăng trưởng khá nhanh.
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến bệnh mạn tính
Một số nghiên cứu chỉ ra, thiếu dưỡng chất trong giai đoạn thai kỳ liên quan đến một số bệnh mạn tính không lây của trẻ khi trưởng thành.
Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch khi trưởng thành. Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucose.
Những thực phẩm bà bầu nên ăn
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ những thực phẩm nào sẽ có trong nội dung dưới đây. Như đã nói, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, người mẹ cần chú trọng đến thực phẩm mình có thể dùng để bé an toàn, khỏe mạnh.
Bà bầu nên ăn gì để an thai – Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein: Trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, sữa, sản phẩm từ sữa,…
Protein có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và cơ quan bên trong bé, gồm hệ cơ, hệ thần kinh, não bộ. Protein cũng vô cùng cần thiết trong việc cấu tạo nên da và tóc. Đảm bảo hấp thu lượng protein cân đối còn tránh được hiện tượng thai chết lưu và sinh non.
Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt: Rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn,…), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng,…), đậu nành, thịt đỏ, thịt gia cầm.
Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo máu. Bổ sung sắt giúp thai phụ ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh, thậm chí sinh non.
Thực phẩm giàu canxi
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu canxi: Sữa cho bà bầu, phô mai, sữa chua,…
Bổ sung canxi đầy đủ giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thống xương cho bé, giúp xương có cấu trúc vững vàng.
Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi – Thực phẩm giàu magie
Thực phẩm giàu magie: Hạt hạnh nhân, hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt đậu đen, yến mạch, bơ,…
Magie giúp mẹ bầu thư giãn cơ, giảm nguy cơ sinh non, làm dịu chứng co thắt.
Thực phẩm giàu DHA
Thực phẩm giàu DHA: Các loại dầu cá, cá béo như cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh,…
DHA là loại acid béo cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ. Bổ sung DHA cần thiết 200mg/ngày giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con – Thực phẩm giàu Acid folic
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu acid folic: Rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt,…
Acid folic giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, hỗ trợ sự phát triển hệ thống thần kinh.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Chất xơ giúp cơ thể mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, làm sạch mật.
Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12
Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12: Trái cây có múi, chuối, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hạnh nhân, đậu quả thận,…
Đây là những loại vitamin hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ.
Các loại hạt bà bầu nên ăn
1. Các món ăn vặt bổ dưỡng cho bà bầu
Nếu các mẹ bầu đang cần tìm một món ăn vặt bổ dưỡng thì có thể cân nhắc đến các loại hạt sau đây:
- Hạt óc chó: giúp bổ sung Vitamin E, Omega-3, Phốt Pho và các loại Axit hữu cơ. Đặc biệt, các loại axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.
- Hạt sen: trong hạt sen rất giàu canxi, đạm, phốt pho có tác dụng ích tâm, bổ thận, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí.
- Hạt hạnh nhân: giàu Omega 3, folate rất cần thiết cho mẹ bầu và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho thai nhi.
- Hạt dẻ: trong hạt dẻ chứa nhiều protein, canxi, sắt, kẽm, chất béo và các vitamin, bà bầu ăn hạt dẻ giúp lưu thông máu, bổ thận, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp.
- Đậu phộng: trong đậu phộng có tới hơn 10 loại axit amin cần thiết để phát triển cho cơ thể, chúng giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy rất tốt cho thai nhi.
- Hạt Chia: có hàm lượng axit béo omega-3 cao, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi.
- Hạt Mắc ca: trong hạt mắc ca có hàm lượng chất béo, protein, muối khoáng, vitamin B6, canxi, sắt, phốt pho rất cao, các bà bầu cũng nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ.
- Hạt bí: không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà hạt bí còn tốt cho thận, dạ dày, giúp cầm máu, nhuận tràng và giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn trong giai đoạn thai kỳ.
2. Dinh dưỡng giúp bà bầu tăng chất lượng sữa
Bên cạnh việc bổ sung những loại hạt tốt cho thai kỳ, bà bầu cũng nên bổ sung vào trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày những thực phẩm sau để chuẩn bị nguồn sữa cho bé:
- Hạnh nhân: hạnh nhân và các loại hạt khác tốt cho bà bầu như hạt óc chó, hạt điều chứa nhiều chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của người mẹ cũng như của trẻ sơ sinh. Mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn từ 5-6 hạt hạnh nhân đã ngâm mềm, tránh các loại đã rang và thêm muối.
- Trứng: là loại thực phẩm ngon và rất giàu dinh dưỡng, trứng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Trong trứng có chứa rất nhiều protein, folate, choline lutein, vitamin B12 và D, riboflavin và nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều khuyết tật liên quan đến não. Chính vì vậy, ngay từ khi còn trong thai kỳ, mẹ đừng quên thêm vài quả trứng trong chế độ ăn hằng ngày của mình.
- Cá hồi: rất bổ dưỡng, cung cấp protein và DHA, một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé, do vậy cá hồi luôn nằm trong danh sách những món có mặt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn 2 phần cá hồi mỗi tuần để vừa tạo sữa vừa cung cấp axit béo quan trọng cho trẻ.
- Cà rốt: cà rốt rất giàu vitamin A giúp hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Thêm vào đó, cà rốt chứa alpha và beta-carotene, giúp mô vú khỏe hơn và thúc đẩy tiết sữa. Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung cho mình một ly nước ép cà rốt hoặc thêm cà rốt vào các món ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm các bà bầu không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ thì bà bầu cũng cần phải cẩn thận hơn với các loại thực phẩm sau đây để thai nhi luôn được khỏe mạnh.
1. Các loại hạt bà bầu không nên ăn
Các loại hạt chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi và là món ăn vặt cực kỳ thân thiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đang mang thai vào mùa nắng nóng, bà bầu cũng cần hạn chế ăn.
Thực tế cho thấy, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi ăn quá nhiều. Trong 50g hạt hướng dương chứa một lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Bởi vậy, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn hạt vừng, dù là vừng đen hay vừng trắng. Bởi khi được sử dụng cùng mật ong, hạt vừng có thể gây ra một số vấn đề trong thời kỳ đầu mang thai.
2. Phô mai chưa tiệt trùng
Nếu bà bầu thích ăn phô mai, thì hãy lưu ý bỏ qua những loại phô mai mềm chưa được tiệt trùng như gorgonzola, phô mai xanh và camembert. Bởi những loại phô mai này có thể mang vi khuẩn Listeria, gây ra bệnh listeriosis dẫn đến sảy thai sớm.
3. Thịt sống
Đây cũng là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong giai đoạn thai kỳ. Một miếng thịt bò tái hay bít tết sống hoặc thịt gà chưa được nấu chín kỹ đều mang theo vi khuẩn Listeria không tốt cho thai nhi.
4. Các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp
Tất cả các loại bánh, kẹo, thịt nguội, xúc xích, bánh mì, thực phẩm đóng hộp… đều là những nhóm thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế ăn khi đang trong giai đoạn thai kỳ. Vì các loại thực phẩm này không những có hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ, mà còn chứa hàm lượng natri cao khiến bà bầu bị cao huyết áp và bị tiền sản giật.
5. Ngũ cốc ăn liền
Một bát ngũ cốc sẽ chứa đủ chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh cho bé. Tuy nhiên, bà bầu nên kiểm tra và lựa chọn loại ngũ cốc ăn liền có lượng đường thấp, ít ngọt và đồng thời kiểm tra xem thành phần của nó có chứa saccharin (chất gây hại cho bàng quang của thai nhi) hay không.
6. Cà phê, trà thảo mộc
Cà phê luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh của phụ nữ mang thai, bởi cafein trong cà phê có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi và khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai cao hơn so với bình thường.
Trà thảo mộc nghe cái tên có vẻ như là một loại thức uống thích hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có một số loại trà thảo mộc như cây cọ lùn, trà ngải cứu có thể khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai sớm. Do vậy, trước khi uống các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
7. Bia rượu
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, việc sử dụng bia rượu trong thai kỳ có thể gây ra các khuyết tật về hành vi, thể chất và sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa bia rượu trong thời gian mang thai.
Địa chỉ khám thai uy tín Hà Nội
Những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ đã có lời giải đáp. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Vậy địa chỉ nào khám thai an toàn Hà Nội?
Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ khám thai an toàn, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía chị em phụ nữ.
Đây là địa chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm,… Tiêu biểu là bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực này. Chắc chắn, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích nhằm đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều quan trọng mẹ bầu cần làm là đi thăm khám bác sĩ theo định kỳ. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
- Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
- Những đồ uống cần tránh khi mang thai
- Những thực phẩm bà bầu nên ăn
- Bà bầu nên ăn gì để an thai
- Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi
- Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
- 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Thái Vinh
Em đang trong thời kỳ thai nghén, em rất thèm ăn sushi, cá hồi, nhưng chồng em nhất quyết không cho em ăn đồ sống. ăn sushi có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ?
Bác Sĩ. CKI Lê Thị Nhài
Sushi là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu nhưng lại là thực phẩm giới hạn trong thai kỳ vì chúng có chứa cá sống. Một số vi khuẩn chỉ có thể được tiêu diệt khi được nấu chín nên khi mẹ bầu ăn sushi có thể bị tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ khuyên bạn, để đảm bảo sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé mẹ bầu không nên ăn sushi hoặc các thực phẩm sống khác. Mẹ bầu nên tham khảo những loại thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày khỏe cho mẹ và bổ cho bé.
Nguyễn Hoàng
Em chỉ thấy các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên ăn đu đủ sống, vậy đu đủ chín vàng rồi bà bầu có được ăn không ạ?
Bác Sĩ. CKI Lê Thị Nhài
Đối với đu đủ xanh, vì chứa thành phần papain và chymopapain, loại chất làm kích thích mạnh đến sự co bóp của tử cung và khiến dị tật thai nhi, nên sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi chết lưu, sinh non,…. Như vậy, bà bầu tuyệt đối không nên ăn trong quá trình mang thai.
Còn với đu đủ chín, hợp chất này chỉ chứa trong phần hạt, nên khi ăn, bà bầu chỉ cần loại bỏ phần hạt, đu đủ sẽ trở thành một món ăn dưỡng thai an toàn. Đu đủ là một trong những thực phẩm bà bầu nên ăn.
Có thể bạn đã biết, đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ, chất khoáng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, đu đủ chín cần được sử dụng như một nguồn năng lượng thiết yếu trong toàn bộ quá trình mang thai.
Bùi Thanh Liễu
Đây là lần đầu em mang thai, em rất lo và sợ, khi ở những tháng đầu mang thai cần chú ý những điều gì để an thai, thưa bác sĩ?
TS.BS CKII Trịnh Tùng
Tháng đầu tiên của thai kỳ là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm cho cả mẹ và thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có tác động rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, vì thế nó cần được quan tâm một cách đúng mực. Một số nguyên tắc cần có khi xây dựng một chế độ ăn lành mạnh trong tháng đầu tiên của thai kỳ bao gồm như sau: