Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai rất thường gặp nhưng ít được quan tâm do triệu chứng không quá trầm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bị nứt kẽ hậu môn khi mang bầu có sao không, nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào cùng bài viết giải đáp ngay dưới đây.
Những nguyên nhân gây bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai
Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai chủ yếu liên quan đến quá trình vận chuyển chất thải trong đường ruột. Khi xảy ra gián đoạn, chất thải không được đào thải mà bị dồn lại lâu hơn cần thiết dẫn đến táo bón, đau hậu môn thậm chí gây mất nước tại các mô cơ. Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn còn có thể gây các vấn đề chảy máu, chảy dịch, hậu môn có vết nứt.
Tại sao khi mang thai lại bị nứt kẽ hậu môn? Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn trong thai kỳ phải kể đến:
- Gia tăng nồng độ progesterone gây ra sự thư giãn hệ thống cơ bắp, trong đó bao gồm cả ruột. Khi ruột di chuyển chậm tức là quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, tăng nguy cơ bị táo bón, chậm tiêu.
- Kích thước thai lớn kéo theo kích thước tử cung cũng lớn hơn gây chèn ép lên dây thần kinh, tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch vùng chậu. Ngoài ra, thai nhi càng lớn sẽ chiếm diện tích lớn trong ổ bụng, gây chèn ép lên đường tiêu hóa làm tăng áp lực vùng hậu môn và dẫn đến nứt kẽ nếu mẹ bầu rặn mạnh.
- Mẹ bầu bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón lâu dần sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Việc bổ sung sắt trong thai kỳ vô cùng quan trọng, tuy nhiên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ trong đó có hiện tượng táo bón, phân cứng và gây nứt kẽ.
- Nhịn đại tiện thường xuyên cũng có thể dẫn đến táo bón phân cứng và gây nứt kẽ hậu môn. Theo thời gian, hành động này có thể làm thay đổi tình trạng chung trong thành ruột trực tràng, khiến cơ thể giảm tiếp nhận tín hiệu bài tiết.
Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Các chuyên gia cho biết, bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và cũng là một nguyên nhân không hiếm gặp gia tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non hay thai kém phát triển…
Bị nứt kẽ hậu môn khi có thai còn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý hậu môn trực tràng như trĩ, sa trực tràng… Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường:
- Khi mẹ bầu dùng lực rặn để đưa chất thải ra ngoài, nếu rặn quá mạnh rất dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Độc tố có trong phân như indol, phenol, amoniac…tồn đọng trong ruột quá lâu có thể gây hấp thụ ngược vào cơ thể.
- Gây áp lực tâm lý, căng thẳng khiến mẹ bầu dễ cáu gắt.
- Có thể gây suy dinh dưỡng thai nhi, gây suy giảm đề kháng sau này.
Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai phải làm gì để khắc phục?
Như vậy, bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai không chỉ ảnh hưởng về cuộc sống, sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh táo bón và thực hiện các biện pháp khắc phục táo bón kịp thời trong thai kỳ.
1. Ăn gì để không bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai?
Mẹ bầu nên chú ý bổ sung chất xơ khi mang thai để cải thiện và phòng ngừa bị táo bón. Một số thực phẩm giàu chất xơ phải kể đến như rau xanh, trái cây họ chanh bưởi cam, đu đủ chín, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…Tuy nhiên, không nên ăn đột ngột quá nhiều chất xơ vì có thể gây đầy hơi, tốt nhất là nên bổ sung chậm rãi hàng ngày để cơ thể có thể thích nghi dần.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì để phòng tránh táo bón và bệnh nứt kẽ hậu môn?
- Các loại rau củ quả tươi, các loại rau xanh như bông cải xanh, xà lách, rau diếp…
- Cà rốt, khoai lang, ngô, bí đỏ.
- Quả mâm xôi, nam việt quất, việt quất, dâu tây
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, đậu lăng, bánh mì…
- Ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt, chưa qua chế biến.
- Thực phẩm tươi sống cần vệ sinh đảm bảo an toàn trước khi ăn.
2. Cách khắc phục bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai – Uống nhiều nước
Tiểu nhiều khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu rất ngại việc uống nước. Tuy nhiên, uống nhiều nước lại là một biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón cũng như giảm áp lực vùng hậu môn và tránh nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Theo đó, để hạn chế nứt kẽ hậu môn mẹ bầu nên cố gắng bổ sung từ 8-10 ly nước mỗi ngày, cần lưu ý nhất là giai đoạn 3 tháng đầu – 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn khi mang thai – Dùng dầu oliu khi nấu ăn
Việc tiêu thụ các món ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có sở thích ăn các món chiên, xào hay rán thì có thể sử dụng dầu oliu hay dầu hướng dương thay vì dùng dầu ăn bình thường.
4. Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn lúc mang thai? – Tập luyện thể thao thường xuyên
Mẹ bầu nên thường xuyên vận động, luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng để giữ cân nặng phù hợp và cũng để cải thiện tình trạng táo bón. Một số môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, bơi lội, đi bộ…
Nếu bị táo bón nặng, mẹ bầu có thể cần phải sử dụng thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng và chỉ sử dụng khi có hướng dẫn bác sĩ. Bên cạnh đó, dầu bôi trơn, các dụng cụ thụt tháo…chỉ sử dụng khi có hướng dẫn bác sĩ/ nhân viên y tế vì nếu không sử dụng đúng cách có thể khiến vùng hậu môn bị tổn thương và hình thành thêm các vết nứt kẽ.
5. Cách làm giảm nứt kẽ hậu môn khi mang thai – tư vấn bác sĩ để giảm liều lượng sắt và canxi
Mẹ bầu chỉ nên sử dụng canxi và sắt khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện uống. Bởi lượng khoáng chất dư thừa không được hấp thụ sẽ trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón cũng như các bệnh ở hậu môn như nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lựa chọn sắt hữu cơ để dễ hấp thụ và giảm kích thích lên đường ruột.
6. Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn khi mang bầu
Chọn thời điểm đi đại tiện mà không bị làm phiền, có thể là sau khi ăn sáng – ăn trưa hoặc ăn tối và tốt nhất không nên bị vội vã.
- Không nên ngồi đại tiện quá lâu, để giảm áp lực lên hậu môn và ngồi xổm được lâu hơn, mẹ bầu có thể nghiêng người về phía trước, đặt khuỷu tay trên đầu gối để hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
- Không nên uống cà phê vì có thể gây lợi tiểu và mất nước, càng khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng.
- Không được bỏ qua các tín hiệu cần đi vệ sinh của cơ thể vì sẽ càng làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các bệnh lý hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn…
Nứt kẽ hậu môn khi mang bầu không hiếm gặp, thậm chí còn kéo dài đến khi sinh con. Do đó, mẹ bầu nên chú ý bổ sung chất xơ, uống nhiều nước cũng như các biện pháp để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón để tránh gây đảo lộn đến cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, hiện tượng bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai đã được bài viết giải đáp ngay trong bài viết. Để được tư vấn cụ thể hơn, mẹ bầu có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để giải đáp thắc mắc sớm nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.