Bệnh Trĩ Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào? Đối Tượng Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì đây là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay. Biết được độ tuổi thường mắc bệnh trĩ thì chúng ta sẽ có những biện pháp phòng bệnh kịp thời và hợp lý để không mắc phải căn bệnh hậu môn – trực tràng này.
Bệnh trĩ và những điều cần biết
Trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh lý hậu môn – trực tràng về tĩnh mạch. Đây là bệnh lý liên quan đến cả hệ thống mạch máu từ tĩnh mạch, động mạch, thông nối động mạch đến các cơ trơn và mô liên kết ở vùng hậu môn.
Đám rối tĩnh mạch nằm ở vị trí lớp dưới niêm mạc được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên điển hình như rặn khi đi đại tiện, kèm theo tình trạng ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ trong ống hậu môn. Đồng thời, khi càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ sẽ bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi hậu môn dẫn đến trĩ nội sa. từ những đặc điểm và biểu hiện của bệnh, bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
- Dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ là tình trạng chảy máu hậu môn. Mới đầu tình trạng này chỉ xuất hiện 1 lượng ít khi đi đại tiện, sau nặng hơn sẽ chảy thành tia và thành dòng. Thậm chí, khi bệnh quá nặng, người bệnh có thể chảy máu ngay cả khi ngồi xổm.
- Việc hình thành búi trĩ sẽ xuất hiện tình trạng tiết dịch ở hậu môn. Chính vì vậy, người mắc trĩ sẽ cảm thấy buồn, ngứa và ẩm ướt ở vùng hậu môn.
- Đầu tiên là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, sau dần sẽ cảm thấy đau ở vùng hậu môn khi đi đại tiện hoặc do nứt kẽ hậu môn, nghẹt búi trĩ.
- Vùng xung quanh hậu môn có tình trạng sưng đau.
- Xuất hiện cục thịt nhỏ lồi ra khi rặn đi đại tiện, nhưng có thể tự thụt vào sau khi đại tiện xong. Khi bệnh nặng, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể tự co lại nữa.
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm chết người, nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:
- Nguy cơ ung thư trực tràng: Đây là hệ quả nghiêm trọng nhất khi mắc bệnh trĩ. Khi bệnh trĩ quá nặng, các búi trĩ sa ra, viêm nhiễm và hoại tử có thể hình thành các khối u và có nguy cơ trở thành u ác.
- Thiếu máu: Đây là biến chứng rất dễ xảy ra đối với người mắc bệnh trĩ lâu ngày không được chữa trĩ. Do chảy máu nhiều khi đi đại tiện, người bệnh bị thiếu sắt và thiếu máu trầm trọng, gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt, tụt huyết áp, hoa mắt,…
- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài và bị cơ hậu môn siết lại khiến cho búi trĩ không thể co trở lại. Tình trạng này khiến cho mạch máu bị tắc, búi trĩ ngày càng sưng to và có nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Trĩ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết chất thải ở hậu môn – trực tràng. Chính vì vậy, khi bị trĩ lâu ngày, các chức năng của các cơ quan vùng hậu môn sẽ bị rối loạn.
- Viêm vùng hậu môn, suy giảm ham muốn tình dục: Việc tiết dịch và sa búi trĩ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng hậu môn. Chưa kể, việc bị trĩ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, tình thần không thoải mái, tự ti với đối phương dẫn đến ham muốn tình dục bị suy giảm nghiêm trọng
Bệnh trĩ ngày càng xuất hiện phổ biến và gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Giải đáp: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng vô cùng phổ biến hiện nay và gần như xuất hiện ở mọi độ tuổi. Theo như số liệu thống kê, có tới hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ, trong đó có người ở độ tuổi từ 45 – 65 chiếm khoảng 70%, sau đó là những người ở độ tuổi thanh niên, kể cả trẻ em dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Cứ 10 người thì có tới 9 người có khả năng mắc bệnh trĩ, đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm hiện nay. Thống kê chi tiết về độ tuổi mắc bệnh như sau:
- Có khoảng 74,1% người trong độ tuổi từ 51 – 60 và 75,5% người trên 60 tuổi mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là ở độ tuổi này, các cơ quan chức năng đã suy yếu, kể cả vùng hậu môn – trực tràng cũng vậy, dẫn đến khả năng bị trĩ rất cao. Chưa kể, khi lớn tuổi, xương khớp không còn linh hoạt, người lớn tuổi có xu hướng ít vận động, ngồi nhiều hơn, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi này tăng cao.
- Thanh niên, người ở độ tuổi trên 20 tuổi, người trong độ tuổi lao động cũng có nguy cơ mắc trĩ ngày càng cao. Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng, bổ sung thiếu chất xơ, táo bón kéo dài dẫn đến trĩ. Thêm nữa, người trong độ tuổi lao động ngày nay làm công việc văn phòng rất nhiều, chủ yếu là ngồi làm việc cả ngày, ít vận động nên nguy cơ mắc bệnh trĩ ngày càng cao.
- Đáng báo động hơn hết là trẻ em ngày nay cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Do thói quen lười ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài và có nguy cơ mắc trĩ.
Bệnh trĩ không loại trừ bất cứ độ tuổi nào. Không những vậy, độ tuổi mắc bệnh trĩ lại ngày càng sớm hơn, khiến chúng ta thực sự lo ngại về vấn đề này. Khi nắm rõ được vấn đề bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào rồi, mong rằng các bạn hãy chú ý hơn tới sức khỏe và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý để tránh được bệnh lý phiền toái này.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao?
Không chỉ do độ tuổi hay thói quen sinh hoạt mới ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Còn nhiều nguyên nhân khác cũng khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao:
- Phụ nữ thời kỳ mang thai và sinh con: Khi mang thai, cổ tử cung bị giãn nở, việc thai nhi phát triển cũng làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn. thêm nữa, khi sinh nở, bộ phận âm hộ phải giãn nở theo nhiều mức độ,… Do vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ và các bệnh về hậu môn – trực tràng rất cao.
- Công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu, vận động ít: Nhân viên văn phòng, người lái xe, nhân viên bán hàng,… đều là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao dù tuổi còn rất trẻ.
- Công việc nặng nhọc: Công nhân bê vác, công nhân xây dựng,… những người phải bê vác nặng, nhiều khiến cho áp lực dồn xuống hậu môn, có nguy cơ mắc bệnh trĩ không kém gì những người ít vận động.
- Người mắc các bệnh táo bón kinh niên: Khi bị táo bón, người bệnh có xu hướng rặn và dồn lực rất nhiều xuống hậu môn khi đi đại tiện. Chính lý do này khiến cho các búi trĩ hình thành và bị sa ra ngoài hậu môn.
- Người mắc bệnh đường ruột: Những người có vấn đề về tiêu hóa, bệnh đường ruột, bệnh hậu môn – trực tràng đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ?
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cần lưu ý và điều chỉnh những thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh, sắp xếp nếp sống khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Những thói quen sinh hoạt có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc giúp bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể và giúp phân mềm khi đào thải ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ bị táo bón dẫn đến bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước: mỗi ngày, mỗi người cần bổ sung ít nhất 2 lít nước cho cơ thể để cơ thể khỏe mạnh, có nhiều năng lượng và hoạt động bài tiết được diễn ra trôi chảy.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin: Nếu không thể nạp đủ các dưỡng chất cho cơ thể từ những loại thực phẩm ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm bằng cách uống những loại thực phẩm chức năng để bổ sung những chất còn thiếu. Việc nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, các cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động tốt hơn và đặc biệt là không mắc các bệnh đường ruột hay hậu môn – trực tràng.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện: Việc rặn khi đi đại tiện sẽ tạo áp lực rất lớn cho vùng hậu môn. Lâu dần, áp lực này sẽ hình thành nên các búi trĩ và sa ra ngoài.
- Không nhịn đi đại tiện: Nhịn đi đại tiện sẽ khiến chất thải bị ứ đọng, khi dồn nhiều thì phân sẽ trở nên cứng và cần tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn khi thải ra và gây đau rát cho vùng hậu môn khi đi đại tiện.
- Tập thể dục mỗi ngày: Việc vận động thường xuyên và hạn chế ngồi nhiều cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ dù ở độ tuổi nào.
- Tránh ngồi lâu: Dù ngồi chơi, ngồi làm việc hay ngồi lâu khi đi đại tiện đều không tốt và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì việc ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch ở hậu môn, lâu dần khiến hình thành nên các búi trĩ.
Nói tóm lại, không chỉ riêng việc phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta cần tạo lập một nếp sống lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và có thể phòng tránh được bệnh tật.
Trong trường hợp bạn nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh trĩ, đừng ngần ngại mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.
Thắc mắc về vấn đề bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào đã được giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Từ đó, chúng ta thấy được độ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt ngày nay. Chính vì vậy, các bạn cần lưu ý để điều chỉnh những thói quen sinh hoạt chưa hợp lý để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.