Tìm hiểu những thông tin cần biết về bệnh sỏi kẹt niệu đạo
Sỏi kẹt niệu đạo là căn bệnh xảy ra ở nam giới, tỉ lệ người mắc căn bệnh này khá ít, ít nhất trong số những bệnh lý thuộc nhóm bệnh về sỏi hệ tiết niệu. Dù được đánh giá là ít gặp và hiếm gặp tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan với căn bệnh này. Các chuyên gia cho biết, sỏi niệu đạo bị kẹt là căn bệnh nguy hiểm và để được hiểu rõ cụ thể về những vấn đề liên quan tới bệnh lý, bạn đọc hãy cùng theo dõi qua những chia sẻ bài viết dưới đây như sau.
Sỏi kẹt niệu đạo là bệnh gì?
Sỏi kẹt niệu đạo là tình trạng mắc kẹt của những viên sỏi trong niệu đạo không thể bài xuất được ra khỏi cơ thể. Sỏi niệu đạo là những tinh thể cứng được tạo thành ngay ở niệu đạo hay là các viên sỏi từ bàng quang, thận, niệu quản rơi xuống. Tình trạng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới bởi đường niệu đạo ở nam giới có cấu tạo dài hơn.
Sỏi thường bị kẹt ở các đoạn hẹp như gốc dương vật, hố thuyền, xoang tuyến tiền liệt,…⅔ sỏi thường sẽ xuất hiện niệu đạo trước còn lại ⅓ sỏi sẽ xuất hiện tại niệu đạo sau. Những viên sỏi này đều có tính chất cứng, nằm dọc niệu đạo, hình thoi và thường chỉ xuất hiện một viên sỏi.
Thông thường nam giới có thể phát hiện ra bệnh lý với các triệu chứng điển hình sau đây:
- Xuất hiện cơn đau bụng dưới, đau ở “ cậu nhỏ”: vì ống niệu đạo có kích thước nhỏ, viên sỏi hình thành chắn ngang và chèn ép lên các dây thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó sỏi còn cọ sát tới niêm mạc niệu đạo từ đó khiến cho người bệnh gặp phải các cảm giác như đau vùng bụng dưới hay đau buốt ở dương vật. Tình trạng đau sẽ càng dữ dội hơn khi chúng ta đi lại hay khi làm việc nặng nhọc
- Bị đi tiểu buốt, tiểu khó: vì cấu tạo niệu đạo rất nhỏ nên sự xuất hiện của viên sỏi sẽ chắn ngang đường tiểu và dẫn đến bít tắc đường tiểu. Sự cản trở dòng tiểu của sỏi niệu đạo khiến người bệnh bị đi tiểu khó, còn khi sỏi cọ xát vào lớp niêm mạc niệu đạo sẽ gây cảm giác đau buốt cho người bệnh mỗi khi đi tiểu
- Nước tiểu có máu, màu nước tiểu vàng sẫm, mùi hôi: sự va chạm của viên sỏi với niệu quản là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu, máu lẫn trong nước tiểu. Sỏi khiến niệu đạo bị tổn thương, dẫn tới viêm nhiễm và khiến nước tiểu trở nên có màu đục, có mùi hôi
- Cơ thể người bệnh sốt, ớn lạnh, buồn nôn
Các chuyên gia cho biết, bất cứ ai ngay khi nhận thấy có những triệu chứng bất thường trên đây đều cần được đi thăm khám cũng như có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Sỏi kẹt niệu đạo xảy ra là do đâu?
Sỏi kẹt niệu đạo xảy ra có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là một bệnh lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ thế nhưng, chúng ta có thể gặp phải bệnh lý này do những nguyên nhân sau:
- Do sỏi bàng quang hay sỏi niệu quản hay sỏi thận khi di chuyển xuống dưới niệu đạo thì bị mắc kẹt tại đây
- Do sỏi hình thành ở ngay niệu đạo kết hợp với tình trạng ứ đọng nước tiểu lâu ngày ở những chỗ chít hẹp tại niệu đạo và tạo thành sỏi
- Do tình trạng hẹp bao quy đầu, viêm dính bao quy đầu ở nam giới đã khiến cho nước tiểu bị ứ đọng và dẫn tới sỏi bị kẹt tại niệu đạo.
Sỏi kẹt niệu đạo nguy hiểm như thế nào?
Sỏi kẹt niệu đạo dù không phải là căn bệnh phổ biến nhưng một khi đã gặp phải mà không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể về một số biến chứng có thể gặp phải như sau:
- Viêm đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang
Biến chứng sớm nhất dễ gặp nhất khi bị sỏi kẹt ở niệu đạo đó là viêm đường tiết niệu bởi sỏi kẹt ở niệu đạo dẫn tới tình trạng ứ đọng nước tiểu, khi viên sỏi cọ xát với niêm mạc ở niệu đạo dẫn tới những tổn thương. Cùng với đó là môi trường nước tiểu thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển nên dẫn tới viêm nhiễm. Viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới viêm thận, viêm bàng quang
- Thận gặp tình trạng ứ nước hay bị giãn đài bể thận
Sỏi niệu đạo chặn đường tiểu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng ở bên trong thận, bàng quang, niệu quản. Trong trường hợp không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây thận ứ nước,và giãn đài bể thận rất nguy hiểm.
- Suy thận cấp và mạn tính
Sỏi kẹt bên trong niệu đạo khi không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng thận, thận ứ nước. Điều này kéo theo nhiều ảnh hưởng khác như mất chức năng thận, gây suy thận cấp và mạn tính.
Chẩn đoán và điều trị sỏi kẹt niệu đạo
Sỏi kẹt niệu đạo cần được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị sớm trong mọi trường hợp. Việc chẩn đoán căn bệnh này sẽ dựa trên kết quả khám bằng tay, chẩn đoán qua hình ảnh và kết quả xét nghiệm. Chẩn đoán qua hình ảnh bằng cách siêu âm, chụp CT, chụp X- quang và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu,…
Sau khi được thăm khám chẩn đoán bệnh và xác định tình trạng bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp:
Phương pháp điều trị bằng nội soi
Qua kết quả khám bệnh lâm sàng ban đầu bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu hay thuốc giãn cơ trơn,…Với công dụng bài xuất viên sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Đối với những trường hợp bị kẹt sỏi niệu đạo nghiêm trọng gây bít tắc toàn bộ đường tiểu cần phẫu thuật cấp cứu, bởi việc ứ đọng nước tiểu có thể gây ra vỡ thận. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể tiến hành tán sỏi để loại bỏ sỏi. Với sự phát triển của nền y học hiện đại, người bệnh hiện nay có thể yên tâm được tán sỏi với phương pháp công nghệ cao ít gây đau, nhanh phục hồi.
3 phương pháp tán sỏi thường được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: không xâm lấn, không mổ, không gây chảy máu, không để lại sẹo
- Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: ít xâm lấn, ít chảy máu, ít đau
- Tán sỏi nội soi ngược dòng: tán sỏi qua đường tự nhiên, ít đau, phục hồi nhanh,…
Sau quá trình điều trị bệnh, người bệnh sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Không nhịn đi tiểu và luôn uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Ăn nhiều loại rau củ quả trái cây tươi đồng thời hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến mặn, thực phẩm chiên rán và có nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng chất kích thích, không uống đồ uống chứa cồn như bia rượu,…bởi những loại đồ uống này sẽ làm mất nước cơ thể.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn. Không nên ngồi một chỗ liên trục trong thời gian dài.
- Khám lại theo đúng lịch bác sĩ điều trị đã hẹn.
Dựa trên những thông tin chia sẻ qua bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ về bệnh sỏi kẹt niệu đạo. Mong rằng đó sẽ là những kiến thức hữu ích để chúng ta trang bị cho bản thân và áp dụng khi cần thiết.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.