Bà bầu có nên cạo lông vùng kín khi mang thai không?
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều sự thay đổi về thể trạng, nội tiết tố và tâm sinh lý, trong đó bao gồm cả tình trạng mọc lông vùng kín không kiểm soát. Để giải quyết tình trạng này, nhiều mẹ bầu tìm đến wax lông vùng kín nhưng lại băn khoăn mang bầu có nên cạo lông vùng kín không?
Vì sao có bầu lông vùng kín mọc nhiều hơn?
Trước khi tìm hiểu bà bầu có nên cạo lông vùng kín không, các bác sĩ sẽ giải thích lý do khi có bầu lông vùng kín mọc nhiều hơn là vì sao. Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố nên có thể gây hiện tượng mọc lông nhiều hơn. Nhất là ở vùng kín, sau tháng thứ 4 của thai kỳ thì lông có thể mọc dày và dài hơn.
Mẹ bầu không cần quá lắng vì những thay đổi này sẽ sớm kết thúc sau khi em bé sinh ra. Tuy nhiên, việc lông vùng kín mọc rậm rạp lại gây phiền toái, khó chịu với mẹ bầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Gây khó chịu, ngứa ngáy khi mặc đồ.
- Gây ẩm ướt, tăng nguy cơ viêm nang lông ở vùng kín.
- Kết hợp tình trạng khí hư ra nhiều làm vùng kín càng thêm ẩm ướt, tạo điều kiện vi khuẩn/ nấm tấn công gây viêm phụ khoa.
- Gây mất thẩm mỹ trước bạn đời.
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không?
Lý giải thắc mắc bà bầu có nên cạo lông vùng kín không, các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết mẹ bầu trước khi sinh nở nên “dọn dẹp” lông vùng kín gọn gàng. Việc cắt tỉa lông hoàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và của mẹ, không ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ về sau.
Bên cạnh đó, việc cạo lông vùng kín khi mang bầu còn mang lại một số lợi ích như:
- Giúp bác sĩ có thể thuận lợi hơn trong việc thăm khám, siêu âm cho mẹ bầu khi sắp chuyển dạ.
- Ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hoặc biến chứng nhiễm trùng sau sinh mổ.
- Lông vùng kín được cạo sạch, cắt tỉa gọn gàng giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc cắt, rạch và khâu tầng sinh môn nếu mẹ bầu sinh thường.
- Đảm bảo quá trình sinh đẻ thoải mái, an toàn và vệ sinh hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi cạo lông vùng kín mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Không nên dùng kem wax lông vùng kín
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín? Có bầu cạo lông vùng kín được không? Vùng kín vốn nhạy cảm, khi mang thai sẽ càng nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, nếu tiếp xúc với chất hóa học từ kem tẩy lông có thể dẫn đến kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy…Dư lượng chất hóa học nếu còn tồn đọng lại trong lỗ chân lông cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vùng kín.
Không nên áp dụng công nghệ laser tẩy lông vùng kín
Cách tẩy lông vùng kín bằng laser sử dụng tia laser cường độ mạnh có thể xuyên sâu đến tầng trung bì của da. Tuy rằng hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh công nghệ laser triệt lông ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nhưng để phòng ngừa trường hợp xấu, mẹ bầu không nên nghe theo quảng cáo của các spa, thẩm mỹ viện mà thử triệt lông bằng laser.
Hướng dẫn cách cạo lông vùng kín cho nữ tại nhà
Như vậy, bà bầu có nên cạo lông vùng kín không thì câu trả lời là có. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia về cách cạo lông vùng kín trước sinh an toàn cho mẹ bầu có thể tham khảo:
- Bước 1: Cạo tỉa lông mu
Mẹ bầu có thể dùng kéo nhỏ nhẹ nhàng cắt tỉa vùng lông mu rậm rạp. Nếu có máu cạo râu điện tử, mẹ bầu có thể sử dụng để tránh được tổn thương và mang lại hiệu quả cắt tỉa cao hơn.
- Bước 2: Làm mềm lông mu
Sau khi đã tỉa gọn và vệ sinh sạch sẽ vùng lông mu, mẹ bầu có thể dùng một lượng nhỏ bọt cạo râu của nam giới, sau đó thoa lên vùng lông mu, giữ khoảng 2 phút để làm mềm sợi lông.
- Bước 3: Cạo lông mu
Mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng để cạo lông vùng kín tránh gây chảy máu và trầy xước. Một tay giữ làm căng da vùng kín, một tay giữ cao cạo để dọn lông theo chiều lông mọc.
- Bước 4: Vệ sinh vùng kín
Sau khi các bước kết thúc, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng vừa được cạo tỉa. Có thể bôi kem dưỡng (dành riêng cho bà bầu) để làm dịu da, giảm rát khó chịu sau khi đã vệ sinh vùng kín.
Lưu ý: Mẹ bầu nên cạo lông vùng bikini bên trên, không nên cạo quá sâu vùng niêm mạc mặt trong. Bởi nếu không cẩn thận có thể cắt phải da gây chảy máu, dễ dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến việc sinh em bé về sau. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bụng quá to thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của người chồng để dọn dẹp lông vùng kín.
Gợi ý: Cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu không cần cạo lông
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không? Việc cạo lông vùng kín khi mang thai mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên đòi hỏi sự cẩn thận vì nếu không có thể gây trầy xước, chảy máu, thậm chí viêm nang lông. Vậy có cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu mà không cần dao cạo không?
- Dùng chanh và mật ong
Chuẩn bị: 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh
Cách thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu, thoa hỗn hợp lên khu vực lông vùng kín sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Giữ trên da khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước ấm sau đó.
Chị em có thể áp dụng cách làm này 2-3 lần/ tuần, ít nhất trong 1 tháng để thấy lông mềm và nhạt màu dần đi, sau đó thì rụng xuống.
- Trà hoa cúc
Chuẩn bị: 1 thìa trà hoa cúc và 1 thìa nước cốt chanh
Cách thực hiện: Nước đun sôi, sau đó cho các nguyên liệu vào khuấy đều đến khi nước sánh lại và chuyển màu vàng nâu thì tắt bếp. Dùng hỗn hợp thoa lên vùng lông cần dọn dẹp, dùng giấy wax đắp lên và giữ trên da 15-30 phút. Sau đó giật ngược lên, vệ sinh lại vùng kín với nước ấm và lau khô.
- Dùng quả bơ chín
Xay nhuyễn bơ chín sau đó thoa lên vùng lông mu, áp dụng cách làm này 3 lần/ tuần để làm mềm lông, kích thích lông tự rụng xuống.
Lưu ý: Phương pháp dọn dẹp vùng kín tại nhà có nhược điểm là hiệu quả thấp, đòi hỏi sự kiên trì của mẹ bầu.
Ngoài việc dọn dẹp lông vùng kín để giữ vệ sinh khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số mẹo vệ sinh dưới đây:
- Mặc đồ lót thông thoáng, thấm hút mồ hôi để tránh gây bít tắc, khó chịu ở vùng kín.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh lành tính, dịu nhẹ, thành phần thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
- Bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu chỉ nên cắt tỉa lông gọn gàng thay vì waxing để không bị đau đớn, chảy máu hay dị ứng.
Trên đây là giải thích của bác sĩ bà bầu có nên cạo lông vùng kín không và hướng dẫn cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu an toàn nhất. Hy vọng mẹ bầu sẽ tự lựa chọn được cho mình phương pháp vệ sinh lông vùng kín an toàn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.