Viêm phụ khoa sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Viêm nhiễm phụ khoa sau quá trình sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tại sao lại có tình trạng này? Làm sao để nhận biết viêm phụ khoa sau sinh? Các biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng này kéo dài và làm sao để chữa trị được?
Để trả lời những thắc mắc này, chúng ta hãy đi vào cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
Viêm phụ khoa sau sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết rõ nhất?
Viêm phụ khoa sau sinh là tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản do các vi trùng, vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển. Lúc này, các vi khuẩn có hại nhờ vết thương sau sinh đẻ, men theo ống sinh dục tiến vào tử cung để gây ra các nhiễm khuẩn tại đây hoặc lan rộng ra tiếp.
Dấu hiệu cho thấy sản phụ đã bị viêm nhiễm phụ khoa thường gặp, có thể kể đến như:
- Ngứa ngáy, nóng rát khi đi tiểu tiện, quan hệ tình dục
- Tiết nhiều dịch có màu trắng đục, bám mảng
- Dịch âm đạo có thể có màu vàng hoặc xanh
- Khí hư kèm theo mùi khó chịu
- Có triệu chứng đau bụng dưới
- Niêm mạc âm hộ sưng huyết, tấy đỏ
- Tử cung xuất huyết, xuất hiện mùi hôi
- Ít hoặc không ra sản dịch sau sinh
- Nổi mẩn ở vùng kín
- Vết khâu tầng sinh môn sưng mủ
- Sốt cao
- Tử cung co hồi chậm
- Đau nhức ở vùng chậu
- Chân bị đau nóng, phù to
Với các dấu hiệu này, phụ nữ sau sinh có thể theo dõi và nhận biết liệu mình đã mắc phải viêm nhiễm phụ khoa sau sinh hay chưa. Từ đó, chị em có thể tìm ra những phương pháp phòng tránh, điều trị thích hợp cho mình.
Nguyên nhân của viêm phụ khoa sau sinh
Để biết được hướng điều trị thích hợp, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa hậu sản một cách rõ ràng. Một trong số các tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn Coli, vi khuẩn hiếm khí, tụ khuẩn cầu,…
Các nguyên nhân khác gây nên hiện tượng viêm nhiễm sau sinh bao gồm:
- Nội tiết tố thay đổi
Cơ thể phụ nữ mang thai và sau sinh xuất hiện nhiều sự thay đổi hormone. Việc này làm ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường âm đạo với sự phát triển vi khuẩn có hại vượt mức.
- Tổn thương bộ phận sinh dục
Quá trình sinh nở của nữ giới với sự kéo giãn quá mức hoặc việc rạch tầng sinh môn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh dục. Những tổn thương này là tiềm năng cho vi khuẩn, vi trùng gây hại đến các bộ phận sinh dục.
- Suy giảm miễn dịch
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong giai đoạn sau sinh, cơ thể chị em bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng giảm sút do sức khỏe còn chưa hồi phục hoàn toàn. Việc này ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi các vi khuẩn, nấm men có sẵn trong môi trường âm đạo.
- Vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo
Vì bận rộn và sự mệt mỏi sau sinh, nhiều chị em không giữ được vệ sinh cho vùng kín. Đây là một trong những nguyên nhân cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm.
- Nhiễm khuẩn máu
Đối với việc khử khuẩn và vô khuẩn trong khi sinh nở nếu không được đảm bảo an toàn, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn máu sau sinh. Đây là trường hợp nhiễm khuẩn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây tử vong cho sản phụ.
- Sản dịch sau sinh
Sau quá trình sinh nở, phụ nữ sẽ xuất hiện sản dịch. Khu vực âm đạo lúc này luôn trong tình trạng ẩm ướt là lý do cho sự mất cân bằng pH, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men.
- Do tâm lý lo lắng, bận chăm sóc cho con
Một số chị em sau khi vượt cạn, lúc nào cũng có tâm lý muốn chăm sóc tốt nhất cho em bé của mình. Việc này tạo ra tâm lý căng thẳng, muốn kiểm soát thái quá cộng với sự mệt mỏi sẵn có đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc cơ thể và làm sản phụ khó hồi phục, tổn thương lâu dài gây nên viêm nhiễm.
- Do quan hệ tình dục sớm
Khi phụ nữ phải trải qua quá trình mang thai kiêng cữ lâu, nhu cầu vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Nhưng việc quan hệ sớm khi vùng kín chưa kịp hồi phục có ảnh hưởng lâu dài tới sự phục hồi cơ thể cũng như dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
Viêm phụ khoa sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện chữa trị sớm, sau sinh bị viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra một số tác hại là:
- Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn
- Ảnh hưởng tới quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng
- Gây tâm lý lo lắng, buồn chán, xấu hổ cho người bệnh
- Có thể dẫn tới ung thư tử cung, nguy hiểm tới tính mạng
Viêm nhiễm phụ khoa bao gồm nhiều bệnh như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Mỗi bệnh có triệu chứng và biến chứng khác nhau tùy theo cơ địa và sinh hoạt của người bệnh.
Viêm nhiễm phụ khoa về lâu dài có thể nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ sau sinh. Vì vậy, cần theo dõi và tránh các nguyên nhân gây bệnh cũng như phát hiện và chữa trị kịp thời nếu mắc phải bệnh viêm phụ khoa sau khi sinh.
Cách cải thiện tình trạng viêm phụ khoa sau sinh
Chú ý một số thói quen phòng ngừa và cách cải thiện bệnh viêm nhiễm hậu sản sau đây:
- Vệ sinh vùng kín 1-2 lần một ngày với sản phẩm có pH dịu nhẹ
- Giữ vùng kín luôn khô thoáng, cân bằng độ ẩm và sạch sẽ cả ngày.
- Thay băng vệ sinh từ 5-7 lần một ngày khi có sản dịch
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn
- Không nên dùng các liệu pháp hơ nóng, xông hơi có thể gây tổn thương vùng kín
- Chọn mặc các loại quần thoáng rộng, thoải mái
- Không ngâm cơ thể trong ao hồ, bể bơi
- Bổ sung đầy đủ các chất chống oxi hóa, vitamin khoáng chất, dinh dưỡng từ tự nhiên
- Tránh các chất kích thích, thức ăn có tính axit cao
- Có thể áp dụng vệ sinh vùng kín với nước muối ấm 2 lần một tuần
- Cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi thường xuyên, giữ tinh thần vui vẻ lạc quan
- Có thể dùng thêm các bài thuốc nam dược, đông y từ các cơ sở uy tín
Những thói quen tốt bên trên giúp phòng ngừa và cải thiện phần nào bệnh viêm nhiễm sau sinh ở giai đoạn đầu. Mặt khác, nếu tình trạng bệnh không khá hơn thì chứng tỏ đây là tình trạng nặng và cần được điều trị chuyên sâu hơn.
Chữa dứt điểm viêm phụ khoa như thế nào?
Để chữa dứt điểm các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có 2 phương pháp: dùng thuốc và dùng thủ thuật ngoại khoa. Đối với cả 2 phương pháp này đều cần được khám và tư vấn bởi các chuyên gia y tế. Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được khám chữa triệt để và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra của viêm phụ khoa.
Đối với thuốc kê đơn, các bác sỹ có thể chỉ định thuốc đặt, thuốc bôi hoặc thuốc uống. Nhưng hạn chế thuốc kháng sinh đường uống là có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ, đặc biệt là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Vì vậy, phụ nữ sau sinh sẽ thường được kê thuốc đặt hoặc thuốc bôi để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.
Mặt khác, nếu sử dụng không đúng cách, thuốc đặt có thể không phát huy được tác dụng, khiến bệnh viêm nhiễm càng nặng hơn. Do đó, nữ giới bị viêm phụ khoa hậu sản nên tìm đến các bác sỹ uy tín, có kinh nghiệm trong nghề.
Trường hợp bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng hơn hoặc không thể áp dụng thuốc, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định một số điều trị ngoại khoa như: laser, đốt điện, dao leep, RFA,… Mỗi kỹ thuật sẽ phù hợp cho tình trạng khác nhau của người bệnh.
Nhìn chung, viêm phụ khoa sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của phụ nữ về sau. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn nên tìm đến những trung tâm y tế sớm nhất để được điều trị kịp thời. Nếu cần được tư vấn thêm về tình trạng của mình, bạn có thể để lại thông tin trong hộp chat phía bên tay phải màn hình để được các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.