U nang buồng trứng có nguy hiểm không? [Giải đáp]
U nang buồng trứng có nguy hiểm không, khi nào cần thăm khám là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. U nang buồng trứng chia thành nhiều dạng u nang, trong đó có loại lành tính nhưng có dạng phát triển kích thước lớn gây chèn ép ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Vậy bệnh u nang buồng trứng nguy hiểm không, có chữa được không cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
U nang buồng trứng là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không, chị em cần hiểu được bệnh u nang buồng trứng là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu. U nang buồng trứng là khối bất thường phát triển trên buồng trứng, có thể tại mô buồng trứng hay các mô cơ quan khác trong cơ thể.
U nang buồng trứng gồm nhiều dạng khác nhau như:
- U nang cơ năng: khối u hình thành do sự rối loạn nội tiết tố buồng trứng nhưng về mặt giải phẫu bệnh, buồng trứng không thay đổi. Đa số trường hợp u nang cơ năng đều là lành tính, tự khỏi được và ít khi gây nguy hiểm.
- U nang thực thể: Có thể biến đổi tổ chức học ở những khối u, có nguy cơ tiến triển ung thư hóa. Bao gồm 3 dạng:
– U nang nước buồng trứng: Thường gặp nhất, chiếm đến 40% trường hợp khối u nang buồng trứng. Trường hợp bề mặt u xuất hiện mạch máu và tăng sinh hình lược, u nhú bề mặt hoặc xuất hiện trong lòng u…cảnh báo nguy cơ cao ung thư hóa.
– U nang nhầy buồng trứng: Tỷ lệ mắc chiếm đến 20% trường hợp u buồng trứng.
– U nang bì buồng trứng: Tỷ lệ mắc chiếm đến 25% trường hợp u buồng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung u nang: Tổ chức nội mạc tử phát triển lạc chỗ gây ảnh hưởng đến bề mặt buồng trứng, phá hủy các tổ chức buồng trứng lành tính, thường gây đau và dễ gây tắc vòi trứng.
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Với từng trường hợp cụ thể, biến chứng u nang buồng trứng có thể xảy ra sớm hoặc muộn. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt, tức là khối u đã phát triển lớn gây chèn ép cơ quan xung quanh kèm theo các biến chứng. Vậy bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng 2 bên nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng xoắn u nang có thể xuất hiện ở bất kỳ trường hợp loại u nang buồng trứng nào, đặc biệt là các khối u nang nhỏ, cuống dài và không dính dễ bị xoắn nhất. Xoắn u nang gây ngưng trệ tuần hoàn máu đến buồng trứng gây tình trạng đau bụng liên tục và dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, choáng vì đau.
Khối u nang phình to gây chướng bụng, ấn vào thấy đau khu vực hố chậu và hạ vị kèm theo các phản ứng thành bụng. Khi thăm khám âm đạo phát hiện khối u nang bị căng, ít di chuyển khi ấn vào thấy đau nhói.
U buồng trứng có nguy hiểm không?
Khối u nang buồng trứng không điều trị sẽ càng phát triển kích thước lớn. Lúc này khối u nang sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh gây ra các biến chứng nguy hiểm, chèn ép bàng quang gây tiểu buốt tiểu rắt, chèn ép trực tràng gây chảy máu, táo bón; chèn ép niệu quản gây tiểu buốt tiểu ra máu, ứ nước bể thận. Thậm chí có trường hợp u nang buồng trứng rất lớn đã chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, xảy ra tình trạng tuần hoàn bàng hệ, sưng phù 2 chi dưới và cổ trướng.
U nang buồng trứng bị vỡ thì sao? Có gây nguy hiểm không?
Biến chứng vỡ u nang buồng trứng xảy ra khi áp lực dịch quá lớn trong khối u dẫn đến vỡ nang. Người bệnh thường bị đau bụng đột ngột và liên tục, đau hạ vị và 2 hố chậu. Một số trường hợp bị vỡ nang còn dẫn đến chảy máu trong, người bệnh có thể bị choáng, ngất xỉu thậm chí đe dọa tính mạng do sốc mất máu.
Khi thăm khám âm đạo khối u khó xác định, khi di chuyển thấy tử cung bị đau. Sau khi khối u nang bị vỡ, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, chướng bụng, phản ứng phúc mạc. Khi thăm khám phát hiện u bị dính, ít di động và ấn vào thấy đau, không được điều trị ngay có thể đe dọa tính mạng.
U nang nước buồng trứng liệu có gây nguy hiểm?
Biến chứng ung thư hóa có thể xảy ra ở trường hợp u nang nước buồng trứng. Tuy vậy hầu hết các khối u nang buồng trứng thường không dẫn đến ung thư.
Khả năng ung thư hóa gia tăng khi nữ giới già đi. Người đã mãn kinh mắc u nang buồng trứng có nguy cơ tiến triển ung thư buồng trứng cao hơn. Do đó, hãy thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ, trao đổi với bác sĩ về tình trạng phát triển của khối u nang, ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa.
Các dấu hiệu u nang buồng trứng khi nào cần đi khám?
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Với những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do u nang buồng trứng gây ra, chị em khi phát hiện triệu chứng bất thường nên đi thăm khám sớm, phát hiện và điều trị ngay từ đầu.
Khối u nang buồng trứng thường có xu hướng phát triển âm thầm hoặc không có triệu chứng, nhiều trường hợp vô hại và tự mất đi. Một số triệu chứng u nang buồng trứng có thể gặp phải bao gồm:
- Đau vùng chậu, vùng thắt lưng hay đùi: Cơn đau mơ hồ, có thể ở vùng chậu hoặc dọc thắt lưng, đùi.
- Đau tức bụng dưới: Khối u kích thước lớn chèn ép gây cảm giác khó chịu, chướng bụng, bụng phình to, thậm chí sờ thấy khối u. Trường hợp đầy hơi liên tục, nôn và buồn nôn cần cảnh giác tế bào ác tính buồng trứng.
- ĐI tiểu liên tục: Khối u chèn ép bàng quang dẫn đến tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, mỗi khi tiểu tiện có cảm giác bứt rứt, đau buốt, nóng rát.
- Đau khi quan hệ tình dục: Một số loại u nang phát triển lớn nằm ở cổ tử cung sẽ gây cản trở cộm vướng khi quan hệ, gây cảm giác đau đớn, thậm chí chảy máu khi quan hệ.
- Rối loạn kinh nguyệt: Có thể là triệu chứng u nang buồng trứng.
Những cách điều trị bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn, chị em nên thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm, chủ động điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị u nang buồng trứng còn tùy thuộc vào loại u nang, tình trạng bệnh mỗi người. Với u nang cơ năng không cần điều trị, chỉ cần chú ý theo dõi vòng kinh 3-6 tháng, nếu khối u nang tự mất đi thì không nguy hiểm. Trường hợp u nang thực thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ u nang để tránh nguy cơ ung thư hóa.
- Nang nước: Thường mắc ở người lớn tuổi, có thể chỉ định cắt cả hai bên buồng trứng.
- Nang nhầy: Cắt bỏ 2 bên buồng trứng càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tái phát.
- Nang bì: Cắt bỏ khối u nang, ưu tiên bảo tồn nhu mô lành tính.
- U nang ở phụ nữ mang thai: Nếu chỉ định giữ thai thì nên phẫu thuật cắt u nang ở tháng thứ 4, nếu đã có biến chứng thì cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
- U nang buồng trứng ở người còn kế hoạch sinh con: ưu tiên bóc tách khối u, bảo tồn tối đa khu vực lành tính và vòi trứng.
Để giảm nguy cơ mắc u nang buồng trứng, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tăng cường giải độc gan.
- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám tuyến giáp.
- Sử dụng thực phẩm tốt, hạn chế ăn mỡ động vật, protein, chất béo bão hòa, chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, hydrocacbon, cellulose…
- Bổ sung đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tăng cường tập luyện thể thao nâng sức đề kháng.
Như vậy, thắc mắc vấn đề u nang buồng trứng có nguy hiểm không đã được giải đáp dưới đây. U nang buồng trứng đa số lành tính tuy nhiên không phải không có trường hợp tiến triển ung thư hóa. Do đó, thăm khám phụ khoa định kỳ là biện pháp duy nhất giúp phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị hiệu quả từ đầu.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.