Tiểu rắt tiểu buốt ra máu là gì? Có nguy hiểm hay không?
Tình trạng tiểu rắt tiểu buốt ra máu khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Dù xảy ra nhiều nhưng đây không phải là một dấu hiệu bình thường, bởi vì đó là cảnh báo sức khỏe của người bệnh đang gặp nhiều nguy hiểm khiến cho đi tiểu bị ra máu. Mọi người hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau để biết được câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Vì sao chứng tiểu rắt tiểu buốt ra máu xuất hiện?
Không giống đi vệ sinh bình thường, nếu bạn thấy cơ thể của mình xuất hiện tình trạng tiểu rắt tiểu buốt ra máu, điều này có thể là cảnh báo sức khỏe đang gặp phải nhiều vấn đề.
Dưới góc độ y học, nước tiểu phản ánh thực trạng của sức khỏe hiện tại. Là kết quả của hệ bài tiết nên màu sắc của nước tiểu thay đổi bất thường chứng tỏ rằng người bệnh đang gặp phải bệnh lý bất thường, thậm chí là bệnh nguy hiểm.
Nếu đi tiểu ra máu, đi kèm cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt nghĩa là trong nước tiểu có lẫn vi khuẩn và hồng cầu (thể hiện màu đỏ của máu). Tình trạng này khác hoàn toàn với việc đi vệ sinh bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc vàng hơi sẫm, đi tiểu bình thường, không đau, không có bọt khí.
Hiện nay ghi nhận có 2 hình thức bệnh đi tiểu buốt ra máu, đó là tiểu máu vi thể và tiểu ra máu đại thể, chi tiết có thể hiểu như là:
- Tiểu máu vi thể: Trường hợp này là đi tiểu ra màu bình thường nhưng khi xét nghiệm nước tiểu lại thấy lượng hồng cầu rất lớn. Thường khi khám sức khỏe tổng quát thì mới phát hiện ra tình trạng này nên ít người biết được cơ thể đang tiềm ẩn vấn đề nghiêm trọng.
- Tiểu máu đại thể: Khác hoàn toàn với tình trạng vi thể, tiểu máu đại thể rất dễ phát hiện bằng mắt thường do nước tiểu thải ra sẽ có màu đỏ quen thuộc. Tùy vào mức độ nặng/nhẹ mà màu sắc sẽ thay đổi từ đỏ tươi đến đỏ sẫm, thậm chí là máu cục xuất hiện có lắng cặn.
Cần phải phân biệt tình trạng đi tiểu ra máu với trường hợp đi tiểu ra màu nước đỏ. Ví dụ trong những trường hợp ăn đồ có màu đỏ tự nhiên, phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt, sử dụng một số loại kháng sinh, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục,… Các trường hợp này không phải là bệnh lý nên dễ gây ra ngộ nhận.
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu rắt tiểu buốt ra máu
Nhận biết rõ ràng những yếu tố dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ra máu để giúp cho mọi người có thể hiểu các căn bệnh nào xảy ra với cơ thể gây nên tình trạng nguy hiểm này nhằm có cách đề phòng và phát hiện kịp thời.
Vì tổn thương ở đường tiểu sẽ liên quan nhiều đến các bệnh ở hệ tiết niệu và cả cơ quan sinh sản, mọi người cần chú ý đến một số yếu tố như ở dưới đây:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm nhiễm niệu đạo): Tình trạng tiểu đau ra máu kéo dài là một dấu hiệu rất phổ biến của căn bệnh viêm đường tiết niệu. Đây là căn bệnh hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo, thường gặp nhất ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn so với nam, lại gần hậu môn nên vi khuẩn dễ di chuyển ngược từ bên ngoài vùng kín lên bàng quang.
- Viêm nhiễm do mắc phải các bệnh lây truyền qua con đường quan hệ không an toàn như bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục,… khiến cho niệu đạo của người bệnh bị tổn thương.
- Viêm bàng quang: Tình trạng này có thể làm xuất hiện tiểu buốt ra máu, tuy nhiên, thường màu sắc đỏ trong nước tiểu không quá nhiều nên khó phát hiện.
- Viêm nội mạc tử cung ở nữ giới khiến cho đường tiết niệu và âm đạo (ở nữ giới) khiến cho chị em thường gặp phải hiện tượng tiểu rắt ra máu ở nữ khó chịu.
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới: Vì đây là một bộ phận chịu trách nhiệm sinh tinh và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, cho nên, nếu như mà bộ phận này bị tổn thương thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của nam giới, trong đó có tiểu buốt ra máu.
- Bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang.
- Nguy cơ ung thư hệ tiết niệu.
Thông thường, việc tìm ra nguyên nhân chính xác chỉ có thể thông qua việc đi khám sức khỏe chi tiết, có thể là khám định kỳ hoặc khám khi cơ thể đã có dấu hiệu bất thường cụ thể. Bác sĩ sẽ thông qua thói quen cá nhân, thói quen quan hệ tình dục để đưa ra câu trả lời.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra chính ở cơ quan sinh dục và thận bằng cách siêu âm, xét nghiệm nước tiểu theo phương pháp chuyên khoa. Nếu như bác sĩ có nghi ngờ thêm thì sẽ tiến hành khám cả ở trực tràng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân tiểu buốt là gì? Địa chỉ điều trị uy tín, hiệu quả
Hướng điều trị chứng tiểu rắt tiểu buốt ra máu hiệu quả
Sau khi mọi người đã tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt ra máu là gì, thì nên đi khám để bác sĩ đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. Vì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh như thế nào, như vậy sẽ cho ra hiệu quả tốt hơn.
Nếu tình trạng tiểu buốt do các bệnh nhẹ gây ra, thông thường sẽ được tiến hành điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc sẽ được sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc đặt âm đạo (với bệnh nhân nữ mắc bệnh phụ khoa).
Ngoài ra, với những bệnh lý khác như tiểu buốt ra máu do viêm nhiễm cơ quan sinh sản thì sẽ được áp dụng phương pháp chuyên khoa để cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay được sử dụng đó là Đông Tây y kết hợp với vật lý trị liệu nhằm tiêu diệt vi khuẩn và giúp hồi phục sức khỏe sau điều trị tốt hơn.
Muốn có hiệu quả chữa trị tiểu rắt tiểu buốt ra máu tốt, người bệnh cần phải tìm cơ sở y tế điều trị có chất lượng tốt để đảm bảo mang đến kết quả chữa bệnh như ý. Tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Quốc tế cộng đồng là địa chỉ khám chữa các bệnh lý nam khoa, phụ khoa hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Đây cũng là cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi và liên tục cập nhật các phương pháp khám chữa bệnh tân tiến mang đến kết quả tốt nhất với chi phí hợp lý.
Nói chung, tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ra máu là một hiện tượng bất thường mà mọi người cần chú ý. Tuy nhiên cần phân biệt với biểu hiện thay đổi màu sắc nước tiểu do các vấn đề sinh lý nhất thời để tránh phán đoán sai mà gây ra tác động không mong muốn. Nếu tình trạng đi tiểu ra máu lặp lại nhiều lần dù bạn sinh hoạt bình thường thì nên đi khám để được điều trị nhằm đảm bảo an toàn!
Chứng tiểu rắt tiểu buốt ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, rất khó để kết luận dấu hiệu này là lành tính hay ác tính. Vì vậy, nếu như bạn phát hiện ra cơ thể của mình có những triệu chứng này, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ đánh giá cụ thể nhất nhằm có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu như bạn còn băn khoăn, hãy liên hệ tại đây để được tư vấn viên hỗ trợ giải đáp hiệu quả.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.