Nguyên nhân tái phát rò hậu môn sau phẫu thuật và cách khắc phục
Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật nguy hiểm thế nào, điều trị bằng phương pháp gì để bệnh không quay trở lại? Thắc mắc này đã và đang khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy rất hoang mang, vì tác hại mà tình trạng rò hậu môn tái phát gây ra vô cùng nguy hiểm. Để giúp bạn đọc trả lời cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguy hiểm như thế nào nếu bị tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật?
Nhằm hiểu rõ vấn đề tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật, trước hết bạn đọc cần biết tại sao bệnh rò hậu môn cần phải tiến hành phẫu thuật. Sở dĩ phương pháp điều trị ngoại khoa này được thực hiện là vì mục đích khắc phục tổn thương do lỗ rò gây ra và đóng đường rò lại.
Lỗ rò hậu môn thường xuất phát từ từ các ổ apxe hậu môn bị vỡ, tạo thành ống thông nối liền trong hậu môn ra bề mặt ngoài da. Trong đường rò chứa đầy mủ, có thể tự chảy ra ngoài gây kích ứng da, đau ngứa, nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hại khác nếu không được chữa trị kịp thời.
Phẫu thuật sẽ giúp dẫn lưu hết dịch mủ và loại bỏ các mô viêm nhiễm, đồng thời đẩy mạnh sự tăng sinh tế bào mới để lấp đầy chỗ trống, làm lành vết thương. Phẫu thuật được coi là phương pháp có khả năng chấm dứt tình trạng bệnh rò hậu môn, do đó đa số người bệnh đều được chỉ định điều trị ngoại khoa nếu đủ điều kiện về mặt sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ca phẫu thuật nào cũng giải quyết được hoàn toàn căn bệnh này. Nếu rò hậu môn xuất hiện trở lại sau điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới không ít biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng lan rộng
Rò hậu môn không phải là bệnh có thể tự khỏi, nếu không được điều trị đúng cách, mô nhiễm trùng có thể xâm lấn ra xung quanh, dẫn đến lở loét cả trong và ngoài hậu môn.
- Tăng số lượng đường rò
Rò hậu môn tái phát có thể tạo ra nhiều đường rò ngoằn ngoèo và gây trở ngại cho việc điều trị. Nếu đường rò ăn vào cơ thắt của hậu môn thì có thể gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ.
- Nguy cơ ung thư
Tái phát rò hậu môn có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng hậu môn. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, ngăn chặn sớm mầm mống ung thư.
Nguyên nhân nào dẫn đến tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật?
Tình trạng tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật có xảy ra không sẽ phụ thuộc vào kiểu đường rò và quy trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ chữa rò hậu môn xong bệnh lại tái phát:
Do giải phẫu đường rò
Vị trí đường rò là một trong các yếu tố chính khiến bệnh tái phát sau điều trị. Rò hậu môn được chia thành rò trên/ dưới cơ thắt và rò trong/ ngoài cơ thắt. Theo nghiên cứu, hầu hết các hình thức rò hậu môn đều tiềm ẩn nguy cơ tái phát, trong đó, các trường hợp rò trên và ngoài cơ thắt chiếm khoảng 39%.
Ngoài ra, rò hậu môn ngoài là tình trạng khá hiếm gặp, tuy nhiên có khả năng sẽ dẫn đến đại tiện không kiểm soát và có nguy cơ tái xuất sau điều trị. Rò hậu môn phức tạp, còn gọi là rò móng ngựa, cũng có xác suất tái phát sau điều trị rất cao.
Bên cạnh các yếu tố phân loại giải phẫu, một số bệnh nền cũng làm tăng tỷ lệ rò hậu môn trở lại sau điều trị, chẳng hạn như bệnh Crohn, ung thư hậu môn, đái tháo đường, suy yếu miễn dịch,…
Nguyên nhân tiền phẫu
Trước khi quyết định phẫu thuật rò hậu môn, người bệnh cần được thăm khám chi tiết, tiến hành nội soi trực tràng để xác định vị trí, hướng đi của đường rò. Bác sĩ cũng có thể đề nghị làm xét nghiệm hình ảnh để tìm ra vị trí đường rò so với cơ thắt hậu môn, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Việc chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của tổ chức rò có thể phòng ngừa rủi ro tái phát hiệu quả. Mủ trong đường rò cần được dẫn lưu và làm sạch hoàn toàn để ngăn chặn bệnh tái diễn sau điều trị.
Rò hậu môn phức tạp thường khó chữa và có nguy cơ cao sẽ tái phát. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, người bệnh có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu mới có thể xác định được phương pháp điều trị đúng đắn.
Yếu tố phát sinh khi phẫu thuật
Nếu khâu khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh không được thực hiện đúng sẽ khiến rò hậu môn có cơ hội quay trở lại. Việc cố gắng loại bỏ đường rò mà không có hình ảnh trực quan là một điều khó khăn, có thể gây tổn thương cấu trúc hậu môn. Điều trị sai cách cũng dễ làm tắc lỗ rò, gây viêm nhiễm quanh lỗ hậu môn và dẫn đến tái phát về sau.
Rủi ro tái phát có liên quan mật thiết với kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Người thực hiện phẫu thuật phải đảm bảo quy trình, đủ trình độ xử lý được các loại rò hậu môn và biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Thống kê cho thấy khoảng 20% các ca rò hậu môn tái phát bắt nguồn từ việc bệnh chưa được giải quyết hoàn toàn.
Mặt khác, rò hậu môn trở lại cũng có thể liên quan đến việc bác sĩ thực hiện phẫu thuật không đúng thao tác và quy trình. Thay vì chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ, điều cấp thiết đối với bác sĩ là phải dẫn lưu đường rò đúng cách để kiểm soát nguy cơ tái phát.
Nguyên nhân hậu phẫu
Nếu quá trình dùng thuốc hoặc chăm sóc không đúng cách, các biến chứng có thể phát sinh ngay sau cuộc phẫu thuật như bí tiểu, mất máu, chảy dịch lỗ rò, có cục máu đông hoặc búi trĩ phát triển.
Trong giai đoạn chờ vết mổ lành lại, người bệnh nên đi thăm khám mỗi tuần 1 lần. Nếu phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ như đi ngoài không tự chủ, sưng tấy, ngứa ngáy hoặc chảy máu hậu môn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí phù hợp.
Sau khi bình phục, người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra hậu môn trực tràng, nhằm rà soát sớm nguy cơ tái phát. Nếu rò hậu môn liên quan đến bệnh Crohn, người bệnh cần được theo dõi nghiêm ngặt hơn để phòng ngừa rủi ro.
Xử lý rò hậu môn tái phát như thế nào mới hiệu quả?
Nói chung, tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật là vô cùng nguy hiểm, do đó, chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ngay từ đầu để tránh gặp phải tình trạng này.
Với mục tiêu điều trị hiệu quả và giảm thiểu tỷ lệ tái phát rò hậu môn, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện đang áp dụng phương pháp HCPT II xâm lấn tối thiểu. Quá trình khám chữa bệnh được giám sát và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên gia có tuổi nghề lâu năm, trình độ vững vàng, cùng sự hỗ trợ của máy móc tân tiến.
Chính vì rò hậu môn là bệnh có tỷ lệ biến chứng và tái phát phát cao, người bệnh sau khi được chẩn đoán và điều trị tích cực thì nên có kế hoạch phòng tránh phù hợp. Việc sử dụng thuốc và chăm sóc vết mổ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bệnh quay trở lại.
Vừa rồi là thông tin về tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật và kiến nghị từ chuyên gia để giúp người bệnh đối phó với tình trạng này. Để nhận tư vấn cụ thể hơn, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài hỗ trợ 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.