Sỏi niệu đạo là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Sỏi niệu đạo là một bệnh lý không thường gặp hiện nay tuy nhiên nếu không may gặp phải thì người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe. Vậy đây là bệnh lý như thế nào, có nguyên nhân do đâu và mức độ ảnh hưởng ra sao mời bạn đọc cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới này nhé.
Bệnh sỏi niệu đạo là gì?
Sỏi niệu đạo là một loại bệnh lý ít gặp trong số tất cả các ca bệnh sỏi tiết niệu, đa phần các trường hợp này do sỏi ở bàng quang hay ở những bộ phận tiết niệu trên thận gây ra. Sỏi từ bàng quang hay đường tiết niệu trên sẽ rơi xuống niệu quản bị kẹt lại và không thoát được ra ngoài.
Tỷ lệ bị sỏi trong niệu đạo ở nam giới thường cao hơn ở nữ giới. Đa phần sỏi ở niệu đạo sẽ nằm niệu đạo dưới tại các vị trí như hố thuyền niệu đạo, xoang tuyến tiền liệt, hành niệu đạo gốc dương vật; còn 1 /3 trường hợp sỏi sẽ có vị trí ở niệu đạo sau.
Bệnh sỏi niệu đạo chúng ta có thể nhận biết qua những triệu chứng phổ biến như sau:
- Đau vùng sinh dục và vùng bụng dưới: sỏi ở niệu đạo gây chèn ép lên các dây thần kinh cảm giác đồng thời cọ xát với niêm mạc của niệu đạo là nguyên nhân gây ra các cơn đau khó chịu, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội kéo dài cho người bệnh.
- Đái buốt, khó đái, đái nhiều lần: niệu đạo là một bộ phận có đường kính nhỏ nên sự xuất hiện của sỏi ở đây sẽ gây cản trở quá trình lưu thông nước tiểu gây tình trạng khó đái, đái nhiều lần. Ngoài ra khi viên sỏi gây cọ sát với niêm mạc có thể gây trầy xước nên dẫn tới tình trạng đau buốt khi tiểu tiện.
- Màu nước tiểu bất thường và gây mùi khó chịu: niệu đạo có sỏi khiến vùng niêm mạc bị tổn thương, nhiễm khuẩn và điều này sẽ khiến nước tiểu bị đổi màu có thể có váng đục kèm mùi hôi khó ngửi.
- Cơ thê sốt, ớn lạnh, buồn nôn: sỏi niệu đạo bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng tại bàng quang, thận, niệu đạo,…chính là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, sốt ớn lạnh và buồn nôn.
Sỏi niệu đạo hình thành là nguyên nhân do đâu?
Sỏi niệu đạo hình thành là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân bệnh lý gây ra. Các chuyên gia chia sẻ về một số những nguyên nhân chủ yếu gây hình thành sỏi trong niệu đạo cụ thể như sau:
- Do sỏi từ bàng quang, sỏi thận di chuyển xuống: một trong số những nguyên nhân chủ yếu dễ thấy gây hình thành sỏi trong niệu đạo đó là do sỏi từ bàng quang, thận di chuyển theo dòng nước tiếu xuống và mắc kẹt ngay tại chỗ hẹp của niệu đạo. Nguyên nhân này khiến nhiều người bệnh phải chịu đau đớn và khó chịu vì không thể đi tiểu được do kích thước sỏi quá to và gồ ghề.
- Quá trình tự hình thành: các tinh thể muối hay các khoáng chất bị lắng đọng lại gây kết tinh và hình thành sỏi nằm trong ống niệu đạo.
- Viêm, dính hay hẹp bao quy đầu: bao quy đầu bị dính, hẹp hay bị viêm sẽ khiến sự bài tiết nước tiểu bị cản trở, cặn của nước tiểu bị đọng lại niệu đạo và tạo sỏi.
Sỏi niệu đạo có gây nguy hiểm không?
Sỏi niệu đạo là một bệnh lý không thể xem thường, việc phát hiện bệnh muộn và không điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Niệu đạo có sỏi gây cản trở sự lưu thông của nước tiểu, khiến nước tiểu ứ đọng ở hệ thống tiết niệu và dẫn tới những biến chứng sau:
- Viêm và nhiễm trùng đường tiết niệu: tình trạng ứ đọng nước tiểu do sỏi niệu đạo gây ra là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây bệnh viêm thận, viêm bàng quang, thận ứ mủ, viêm niệu đạo,…Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giãn bể thận và đài thận, thận ứ nước: nước tiểu bị chặn lại ứ đọng ở trong thận, bàng quang, niệu đạo nếu không được khắc phục sớm thì thể tích nước trong thận sẽ tăng không ngừng gây ứ nước, đài thận, bể thận bị giãn rộng.
- Suy thận cấp tính và mãn tính: bệnh kéo dài khiến thận bị nhiễm trùng, ứ mủ, ứ nước,…lâu dần sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm gây suy thận cấp tính và mãn tính. Đã có những trường hợp phải chạy thận nhân tạo vì biến chứng này khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xem thêm: Hẹp niệu đạo là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả
Phòng ngừa bệnh sỏi niệu đạo bằng cách nào?
Sỏi niệu đạo gây ra không ít ảnh hưởng tới người bệnh và là căn bệnh không ai muốn gặp phải. Để có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi ở niệu đạo mỗi chúng ta cũng nên lưu ý đến một vài vấn đề như sau:
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày bởi nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, với những người bị sỏi càng cần phải uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để việc loại bỏ vi khuẩn gây ra ngoài dễ dàng hơn, niệu đạo cũng được làm sạch hơn.
- Vệ sinh vùng kín tốt, đảm bảo sạch sẽ là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới. Đối với việc vệ sinh này nữ giới không nên thụt rửa quá sâu vào âm đạo đồng thời cần giữ vùng kín luôn được khô thoáng.
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chất béo, oxalat,…hay các loại đồ uống có cồn, ga, chất kích thích.
- Tăng cường việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tạo sỏi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ kiểm soát bệnh tốt, phát hiện sỏi sớm để việc điều trị dễ dàng hơn, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các phương pháp điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả hiện nay
Sỏi niệu đạo có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng ta cần phải dựa trên từng mức độ bệnh lý đang gặp phải để từ đó có hướng điều trị phù hợp. Vậy nên để đảm bảo sự an toàn và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao người bệnh nên chủ động tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Điều trị nội khoa với những trường hợp bị sỏi niệu đạo có kích thước nhỏ và chưa thấy có biến chứng gây phiền toái, khó chịu hay cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Với những đối tượng phát hiện sỏi khi đã sỏi có kích thước lớn mà lại nằm ở những vị trí khó sẽ cần phải điều trị ngoại khoa thì mới có thể mang lại được hiệu quả tốt.
Can thiệp ngoại khoa hiện nay người bệnh có thể tham khảo tới phương pháp tán sỏi bằng công nghệ hiện đại:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: dùng sóng xung kích tác động trực tiếp đến viên sỏi khiến viên sỏi vỡ vụn, sau đó những mảnh sỏi vụn này sẽ được đào thải ra bên ngoài bằng dòng nước tiểu. Ưu điểm của phương pháp này không mổ, không đau, người bệnh nhanh khỏi, không cần nằm viện.
- Tán sỏi trong niệu đạo qua da đường hầm nhỏ: thực hiện rạch da ở thắt lưng hoặc lưng với đường kính nhỏ để tạo đường hầm nhỏ đi vào thận. Tiếp đó dùng ống nội soi luồn qua để tiếp cận vị trí viên sỏi. Máy laser với công suất lớn sẽ phá vỡ viên sỏi và được hút ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này ít gây chảy máu, ít đau, nhanh hồi phục, tránh để lại sẹo.
- Tán sỏi ngược dòng bằng laser: người bệnh sẽ được tiến hành gây mê sau đó bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi niệu quản xác định vị trí có sỏi. Tiếp theo dùng dây dẫn tia laser luồn qua cách viên sỏi 1mm. Căn cứ vào độ rắn của viên sỏi bác sĩ sẽ sử dụng tia laser với cường độ phù hợp để khiến viên sỏi vỡ ra.Các mảnh sỏi vỡ nhỏ này sẽ theo dòng tiểu ra ngoài còn với mảnh lớn bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế đưa ra ngoài sau khi sỏi được tán.
Dựa trên những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh sỏi niệu đạo từ đó sẽ có trang bị được cho bản thân những cách phòng ngừa hay cách điều trị khi không may mắc phải. Cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết này!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.