Chế độ ăn cho người bệnh trĩ: 30+ món ngon dễ làm
Chế độ ăn cho người bệnh trĩ như thế nào tốt nhất? Bột yến mạch, bí đao, chuối… là những thức ăn tốt cho bệnh nhân trĩ được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Sử dụng những loại thực phẩm này để chế biến món ngon vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày, vừa hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh trĩ.
20 loại thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ
Chế độ ăn cho người bệnh trĩ được các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo là: duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, các chất có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, teo búi trĩ tự nhiên…
1. Các loại đậu
Đậu chứa nguồn chất xơ dồi dào, gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi tiêu thụ, chất xơ hòa tan được chuyển hóa thành gel bao phủ bề mặt niêm mạc đường ruột, đẩy nhanh tốc độ di chuyển của thức ăn. Trong đó, chất xơ không hòa tan giữ vai trò tạo khối cho phân, giúp người bệnh đại tiện đều đặn.
2. Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nguồn chất xơ hòa tan beta-glucan phong phú, đặc biệt tốt cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Đảm bảo quá trình tiêu hóa của bệnh nhân trĩ diễn ra suôn sẻ.
3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Tăng số lượng phân, giúp hoạt động đại tiện đều đặn, tránh tình trạng đau, sưng búi trĩ khi đại tiện…
4. Các loại củ
Cà rốt, khoai tây, củ cải, củ dền, khoai lang… Là kho chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Hãy nhớ rằng, lượng chất xơ tập trung nhiều bên ngoài vỏ của các loại củ. Vì vậy, hãy giữ nguyên vỏ khi chế biến và sử dụng.
5. Bí đao
Bí đao chứa nhiều nước, có đặc tính thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Bệnh nhân trĩ nên thường xuyên ăn thực phẩm có tác dụng mềm phân, chống táo bón, giảm cảm giác nóng rát, đau hậu môn khi đại tiện.
6. Chế độ ăn cho người bệnh trĩ – Quả ớt chuông
2g chất xơ được tìm thấy trong 92g ớt chuông. Dù lượng chất xơ này không sánh bằng thực phẩm khác. Tuy nhiên, ớt chuông chứa đến 93% nước – điều này có tác dụng làm mềm phân, giảm áp lực cho hậu môn khi đại tiện.
7. Dưa leo
Dưa leo là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung chất xơ và nước cho cơ thể. Chúng đảm bảo quá trình tiêu hóa ở bệnh nhân trĩ diễn ra đều đặn, ức chế không cho búi trĩ sưng to.
8. Quả lê
1 quả lê chứa khoảng 6g chất xơ. Điều này giúp quả lê trở thành một trong những sự lựa chọn lý tưởng nhất cho thực đơn hàng ngày của bệnh nhân trĩ. Để phát huy tối ưu tác dụng từ quả lê, nên gọt vỏ ăn trực tiếp.
9. Rau cần tây
Nhờ lượng chất xơ dồi dào, rau cần tây có khả năng làm mềm phân, giảm căng thẳng khi đại tiện. Rau cần tây có thể chế biến thành nhiều món ngon. Hoặc ép rau cần tây lấy nước uống kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân…
10. Quả chuối
Chuối chín chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân trĩ. 1 quả chuối dài 20cm cung cấp khoảng 3g chất xơ pectin – chất này làm mềm phân, bôi trơn đường ruột, chuyển hóa thức ăn nhanh hơn, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột,…
11. Gừng
Gừng giảm đau, chống viêm tự nhiên, giúp giảm bớt hiện tượng sưng đau ở búi trĩ. Đặc biệt, gừng có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, chống ứ trệ khí huyết ở hậu môn – trực tràng, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ…
12. Quả mận sấy khô
Quả mận sấy khô có tác dụng nhuận tràng, cải thiện nhu động ruột, ổn định hoạt động tiêu hóa.
Đặc biệt, thành phần sorbitol được tìm thấy trong quả mận sấy khô có nhiệm vụ hút nước vào trong đường ruột, đảm bảo phân luôn mềm, kích thích tiêu hóa, tăng nhu cầu đi đại tiện…
13. Chế độ ăn cho người bệnh trĩ – Quả táo
Táo được khuyên dùng cho bệnh nhân trĩ vì nó chứa nhiều chất xơ pectin, có tác dụng làm mềm phân, tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra… 1 quả táo cung cấp khoảng 5g chất xơ.
14. Các loại quả mọng
Mâm xôi, việt quất, dâu tây… giàu chất xơ, chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ thành tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng khỏi tổn thương. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng…
15. Bông atiso
Bông atiso được sử dụng để nấu xanh, phơi khô hãm trà uống hàng ngày. Chất inulin trong bông atiso có vai trò nuôi dưỡng lợi khuẩn, tăng các chủng vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli có lợi cho tiêu hóa, giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh.
16. Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát, trị nóng trong, ngăn ngừa táo bón. Thực phẩm này có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích tiêu hóa, chống lại tình trạng viêm sưng búi trĩ…
17. Củ nghệ
Nghệ giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm họng, bệnh trĩ… Chất curcumin là chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Từ đó giảm sưng viêm, làm bền thành tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng.
18. Rau mồng tơi, rau đay
Rau mồng tơi, rau đay có tác dụng nhuận tràng, bôi trơn đường ruột, kích thích sự co bóp các cơ trơn để đẩy thức ăn di chuyển nhanh xuống đại tràng. Cải thiện tình trạng táo bón và triệu chứng bệnh trĩ.
19. Rau dền
Rau đay, mồng tơi, rau dền… là thực phẩm có đặc tính nhuận tràng mạnh mẽ. Những thực phẩm này bổ sung nhiều chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân trĩ…
20. Trái cây có múi
Cam, quýt, chanh, bưởi… giàu chất xơ, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Chúng giàu vitamin C, chống viêm, thu nhỏ búi trĩ, làm bền thành tĩnh mạch…
12 món ăn cho bệnh nhân sau mổ trĩ
Như vậy, chế độ ăn cho người bệnh trĩ ngoài 20 loại thực phẩm kể trên. Các bà nội trợ nên thêm vào 12 món ăn cho bệnh nhân sau thủ thuật cắt trĩ, vừa bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp vết thương nhanh lành, tăng cường sức đề kháng…
1. Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ
Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ đen, 20 quả táo tàu đỏ
Cách chế biến: Mộc nhĩ ngâm nước cho nở, cắt bỏ gốc. Cho nguyên liệu vào nồi đất, thêm lượng nước vào nấu chín. Ăn liên tục 7 – 10 ngày.
2. Canh mướp hương rau đay nấu thịt cua đồng
Nguyên liệu: Mướp hương, rau đay 100g, cua đồng xay, rau bát 50g
Cách chế biến: Mướp gọt vỏ, cắt khoanh. Rau rửa sạch, cắt nhỏ. Cua đồng lọc nước nấu sôi rồi cho rau vào. Nấu thêm 5 phút rồi nêm gia vị vừa miệng. Ăn với cơm nóng.
3. Đu đủ hầm trực tràng lợn
Nguyên liệu: 150g đu đủ ương, 1 lạng trực tràng lợn, gừng
Cách chế biến: Đu đủ gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Trực tràng lợn rửa sạch, cắt khúc. Gừng xắt sợi. Cho vào nồi hầm chín nhừ. Tuần ăn 2 – 3 lần.
4. Canh hoa hòe thịt lợn
Nguyên liệu: 1 lạng thịt lợn băm, 30g hoa hòe
Cách chế biến: Phi thơm hành, cho thịt lợn vào xào chín. Đổ lượng nước vào nồi, đun sôi, thêm hoa hòe vào nấu chín. Ăn 1 ngày/lần liên tiếp 7 ngày.
5. Cà tím chưng cách thủy
Nguyên liệu: 1 quả cà tím, hành lá, gia vị
Cách chế biến: Cà tím rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào tô rồi thêm dầu ăn, hành lá, gia vị đảo đều. Chưng cách thủy khi cà chín. Ăn 1 ngày/lần liên tiếp 7 ngày.
6. Chế độ ăn cho người bệnh trĩ – Cháo lươn
Nguyên liệu: 2 lạng thịt lươn; Gạo tẻ, đậu xanh 1 lạng, 30g rau ôm, 50g ngò.
Cách chế biến: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chung với thịt lươn, đậu xanh. Múc ra chén, rắc ngò và rau ôm xắt nhuyễn lên trên thưởng thức. Sử dụng 3 – 5 ngày liên tiếp.
7. Chim cút hầm thuốc bắc
Nguyên liệu: 1 con chim cút, bạch thủy 20g; đương quy, bạch truật: 12g; Kê cốt thăng ma 8g, vỏ quýt 6g, cam thảo 4g.
Cách chế biến: Chim cút làm sạch lông, hầm nhừ với thuốc bắc. Ăn thịt chim và uống nước. Cách 1 ngày ăn 1 lần, liên tục vài tuần.
8. Nhân sâm hạt sen hấp đường phèn
Nguyên liệu: 15g hạt sen tươi, 10g nhân sâm trắng và 4 thìa đường phèn tán nhuyễn
Cách chế biến: Nhân sâm thái lát. Hạt sen lột vỏ, bỏ tâm màu xanh ở giữa. Cho cả hai vào bát cùng với đường phèn. Hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là ăn được. Chia làm 2 lần dùng vào buổi sáng và buổi tối trong khoảng 3 – 5 ngày.
9. Cháo hoàng kỳ nấu gạo lứt
Nguyên liệu: 100g gạo lứt và 30g hoàng kỳ
Cách chế biến: Hoàng kỳ rửa sạch, thái lát mỏng, sắc vùng 1 lít nước. Gạn nước sắc hoàng kỳ nấu gạo lứt thành cháo. Ăn khi bụng đói trong 5 – 7 ngày liên tục.
10. Mã thầy chưng đường
Nguyên liệu: 500g củ mã thầy tươi, đường trắng
Cách chế biến: Mã thầy gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm 3 tùy theo củ to hay nhỏ. Cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi, thêm đường vừa đủ chưng khoảng 30 phút. Ăn liên tục 7 ngày.
11. Trứng gà nấu khổ sâm
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà ta, 6g lá cây cù đèn và 60g đường đỏ.
Cách chế biến: Lá khổ sâm đun sôi kỹ lấy 300ml nước. Dùng nước này nấu với trứng gà, đường đỏ khoảng 10 phút cho trứng chín thì tắt bếp. Trứng gà bóc vỏ ăn khi nóng, uống nước hết trong 1 lần. Sử dụng liên tục 5 – 7 ngày.
12. Khoai luộc chấm vừng
Nguyên liệu: vừng, 2 củ khoai lang
Cách chế biến: Khoai lang luộc chín, vừng rang cho chín thơm. Khoai luộc chấm vừng đều đặn 1 – 2 củ/ngày.
Như vậy, chế độ ăn cho người bệnh trĩ là gì đã có câu trả lời trong nội dung trên đây. Hy vọng với những thực phẩm này, người bệnh có thể sử dụng hoặc chế biến thành món ngon để cải thiện triệu chứng trĩ, tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.